2.1.1 Khái quát vị trí và đặc điểm tỉnh Phú Yên
Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam.
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).
Sau nhiều năm khó khăn, hiện nay tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, với những nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đạt được những kết quả đáng kể. Các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, … đều có chuyển biến tích cực.
Phú Yên có 02 trường đại học và 01 Học viện (ĐHXD Miền Trung, ĐH Phú Yên, Học viện ngân hàng - Phân viện Phú Yên), 02 trường cao đẳng nghề (CĐ Công nghiệp Tuy Hòa, CĐ nghề Phú Yên) và 15 cơ sở đào tạo nghề. Mỗi năm đào tạo 1.650 sinh viên đại học và cao đẳng, 1.700 học viên trung cấp nghề, và 9.000 lao động có tay nghề cao; đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ngành GD-ĐT Phú Yên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên, Bộ GD-ĐT và sự phối hợp chặt chẽ của ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các cấp.
Quy mô giáo dục, đào tạo được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị được bổ sung đáp ứng nhu cầu học tập, giữ vững chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, điều kiện đảm bảo dạy và học vẫn chưa đáp ứng đầy đủ theo mục tiêu giáo dục hiện nay.
2.1.2 Quy mô và mạng lưới các trường Đại học, Học viện trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Phú Yên có 02 trường đại học, 01 học viện, 02 cao đẳng và 01 cao đẳng nghề. Hàng năm, tỉnh Phú Yên có hơn 10.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có nhu cầu học đại học, cao đẳng, học nghề. Theo đó, nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu của người học và sự phát triển kinh tế - xã hội đang đặt ra hết sức cấp thiết.
Nằm trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 02 trường đại học, 01 học viện. Đặc thù của các trường này chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản là các Bộ nhưng đóng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, chịu sự quản lý theo lãnh thổ của UBND tỉnh Phú Yên. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các trường đại học, học viện đóng trên địa bàn địa phương.
Bảng 2.1 Hệ thống các trường đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên
STT Cơ sở GD ĐH Địa điểm của trường Đơn vị chủ
quản
1 Học viện Ngân hàng 441 Nguyễn Huệ, phường 7, Học viện Ngân – Phân viện Phú Yên thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên hàng (Hà Nội) 2 Đại học Phú Yên 18 Trần Phú, phường 7, thành UBND tỉnh
phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên Phú Yên 3 Đại học Xây dựng 24 Nguyễn Du, phường 7, thành Bộ Xây dựng
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các trường Đại học, Học viện trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên: Học viện Ngân hàng (Hà
Nội) được ra đời theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 09/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Chi nhánh Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng Phú Yên trở thành Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên.
Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên là một cơ sở đào tạo của Học viện Ngân hàng thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ đào tạo sinh viên ở bậc giáo dục chuyên nghiệp, bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ Ngân hàng; Tham gia đào tạo các bậc học khác theo yêu cầu, phù hợp với khả năng và phân cấp uỷ quyền của Giám đốc Học viện Ngân hàng; Tổ chức nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng. Nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cao đẳng, liên thông cao đẳng, đại học hệ chính quy, đại học hệ vừa làm vừa học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ; từ năm học 2013 – 2014 đào tạo đại học hệ chính quy và sau đại học. Trong nhiều năm liền tập thể CBGV và SV của Phân viện luôn phấn đấu để tự khẳng định vị thế của mình là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có uy tín của Học viện Ngân hàng, cho ngành Ngân hàng và cho xã hội.
Trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế và góp phần khẳng định vị thế của Học viện Ngân hàng trên thị trường lao động. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của Học viện Ngân hàng trong giai đoạn này đã tạo nên động lực nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.
Trường Đại học Phú Yên được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-
TTg ngày 24/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) và Trường Trung học Kinh tế – Kĩ thuật (THKT-KT) Phú Yên.
Năng lực đào tạo của Trường Đại học Phú Yên có lợi thế so với các trường khác trên cùng địa bàn tỉnh Phú Yên, nhất là trong đào tạo các ngành khoa học cơ bản trình độ cao đẳng, đại học và khối ngành sư phạm, trong liên kết đào tạo và hướng tới tự tổ chức đào tạo cao học.
Hệ thống ngành đào tạo của Trường Đại học Phú Yên chủ yếu thuộc các nhóm ngành: Sư phạm, Kỹ thuật – Công nghệ, Nông nghiệp, Kinh tế, Khoa học Xã hội – Nhân văn, Khoa học Tự nhiên và Ngoại ngữ.
Để cụ thể hoá các định hướng và mục tiêu nêu trên, Bộ GD&ĐT đã đề ra 8 nhiệm vụ phải làm của ngành sư phạm nước ta từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 sau đây:
(1) Củng cố mạng lưới, phát triển quy mô, hoàn thiện phương thức đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên;
(2) Phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐHSP, CĐSP; (3) Đổi mới công tác quản lý các cơ sở đào tạo giáo viên;
(4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và nghiên cứu khao học (NCKH); làm cho nhiệm vụ NCKH trở thành nhiệm vụ chính (cùng với nhiệm vụ
đào tạo) của các cơ sở đào tạo giáo viên và của các giảng viên sư phạm; (5) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên;
(6) Bồi dưỡng kiến thức QLGD cho hiệu trưởng, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.
(7) Tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm; (8) Kiểm định chất lượng các trường sư phạm.
Đại học Xây dựng Miền Trung: Ngày 31/12/2010 Thủ tướng Chính
phủ ký Chủ trương thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trên cơ sở Trường Cao đẳng Xây dựng số 3 tại Văn bản số 2411/TTg-KGVX và đến ngày 28/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Xây dựng Miền Trung trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Xây dựng số 3. Nhà trường đã khẩn trương triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết và đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép mở các ngành đào tạo bậc đại học là: Kỹ thuật công trình xây dựng, Kiến trúc, Công nghệ kỹ thuật giao thông, Kinh tế xây dựng, Kỹ thuật môi trường, Quản lý xây dựng, …
Do các trường đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên đều mới được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Vì vậy, các trường đang nỗ lực tập trung mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhà trường.
2.1.4 Ngành, nghề và trình độ đào tạo của các trường Đại học, Học viện trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Sự phát triển của các trường ĐH gắn liền với việc mở rộng quy mô các ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Nó góp một phần rất lớn cùng với các trường ĐH đào tạo nguồn lực có chất lượng cao cho toàn xã hội.
Bảng 2.2 Các ngành đào tạo của các trường Đại học, Học viện trên địa bàn tỉnh Phú Yên
STT Cơ sở GD ĐH Ngành trình độ Ngành trình độ
Đại học Cao đẳng
Học viện Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân
1 Kế toán hàng
– Phân viện Phú Yên
Kế toán
Công nghệ thông tin Giáo dục công dân Giáo dục Mầm non Giáo dục mầm non Giáo dục Tiểu học Giáo dục thể chất Sinh học Giáo dục tiểu học Sư phạm Lịch sử Kế toán
Sư phạm Ngữ văn Lâm nghiệp
Sư phạm Tin học Quản trị kinh doanh Sư phạm Toán học Sư phạm Âm nhạc
Văn học Sư phạm Địa lý
2 Đại học Phú Yên Việt Nam học Sư phạm Hoá học Sư phạm tiếng Anh Sư phạm Lịch sử Ngôn ngữ Anh Sư phạm Mỹ thuật Sư phạm sinh học Sư phạm Ngữ văn Sư phạm Hóa học Sư phạm Sinh học
Hóa học Sư phạm tiếng Anh
Sư phạm tiếng Pháp Sư phạm tiếng Nga Sư phạm Tin học Sư phạm Toán học
STT Cơ sở GD ĐH Ngành trình độ Ngành trình độ Đại học Cao đẳng Sư phạm Vật lý Tin học ứng dụng Chăn nuôi Công nghệ kỹ thuật - Điện tử
Kỹ thuật công trình xây Công nghệ Kỹ thuật
dựng công trình xây dựng
Kiến trúc Kế toán
Kỹ thuật xây dựng công Công nghệ Kỹ thuật trình giao thông tài nguyên nước Kinh tế xây dựng Quản lý xây dựng Quản lý xây dựng (chuyên ngành Kinh Kỹ thuật môi trường tế xây dựng)
3 Đại học Xây dựng Công nghệ Kỹ thuật
Miền Trung giao thông
Công nghệ Kỹ thuật xây dựng
Quản trị kinh doanh Công nghệ Kỹ thuật kiến trúc
Công nghệ Kỹ thuật điện-điện tử
Công nghệ thông tin
2.1.5 Quy mô đào tạo của các trường Đại học, Học viện trên địa bàn
Quy mô đào tạo qua 3 năm của các trường đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.3 Quy mô đào tạo trong 3 năm học
Đơn vị tính: người
STT Cơ sở GDĐH 2013-2014 2014-2015 2015-2016
1 Học viện Ngân hàng – Phân 779 803 632
viện Phú Yên
2 Đại học Phú Yên 3.274 3.134 3.551
3 Đại học Xây dựng Miền Trung 1.165 1.162 1.298
Tổng 5.218 5.099 5.481
Nguồn: Phòng Đào tạo, các trường đại học tỉnh Phú Yên Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy quy mô đào tạo của các trường tăng lên hàng năm. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo tỷ lệ sinh viên / giảng viên, các trường buộc phải có chiến lược phát triển ĐNGV cả về quy mô và chất lượng đặc biệt là giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.