2.2.1 Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, Học viện trên địa bàn
Số lượng đội ngũ giảng viên của mỗi trường phụ thuộc vào quy mô phát triển của nhà trường, nhu cầu đào tạo và các yếu tố tác động khách quan khác, chẳng hạn như: chỉ tiêu biên chế viên chức của nhà trường, các chế độ chính sách đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên dù trong điều kiện nào, muốn đảm bảo hoạt động giảng dạy thì người quản lý cũng đều cần quan tâm đến việc giữ vững sự cân bằng động về số lượng đội ngũ giảng viên với nhu cầu đào tạo và quy mô phát triển của nhà trường. Đảm bảo mỗi giảng viên
quy định của Nhà nước. Việc phát triển ĐNGV về số lượng thực chất là xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Bảng 2.4 Thống kê số lượng giảng viên
các trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên (tính đến 31/12/2016)
Đơn vị tính: người
TT Cơ sở GDĐH
Tổng Nam Nữ
số SL % SL %
1 Học viện Ngân hàng – Phân 57 17 29,82 40 70,18 viện Phú Yên
2 Đại học Phú Yên 154 64 41, 56 90 58,44
3 Đại học Xây dựng Miền Trung 181 138 76,24 43 23,76
Tổng số 392 219 173
Nguồn: Phòng Tổ chức, các trường đại học tỉnh Phú Yên
Mặt mạnh:
Đội ngũ giảng viên trong các trường đa dạng về ngành nghề, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Phú Yên.
Số lượng giảng viên các trường đa số là giảng viên cơ hữu nên tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí kế hoạch giảng dạy theo đúng tiến độ.
Hàng năm, các trường đều có tuyển dụng đội ngũ giảng viên theo sự phát triển của quy mô và chỉ tiêu ngành nghề đào tạo, đa số là GV trẻ được tuyển dụng từ sinh viên các trường đạt loại khá giỏi. Nhiệt tình hăng say công việc, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh, có chí cầu tiến và rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi dưỡng trong mọi lĩnh vực.
Mặt yếu:
Các trường đại học đa phần đều được nâng cấp lên từ trường trung học, cao đẳng, do vậy ĐNGV chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy đối tượng đại học.
Hàng năm, các trường đều cử giảng viên đi đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước song chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy thực tế.
Tỷ lệ nam, nữ trong ở các cơ sở giáo dục đại học có sự chênh lệch, điều này thường xảy ra ở hầu hết các trường đại học, đây là một hạn chế khi tỷ lệ nữ chiếm nhiều hơn nam. Vì ngoài công việc ở trường, giảng viên nữ thường dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình nên không có thời gian nghiên cứu khoa học, đầu tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, … do đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên trường Đại học Xây dựng Miền Trung đào tạo chuyên về lĩnh vực xây dựng nên tỷ lệ giảng viên nam chiếm nhiều hơn tỷ lệ giảng viên nữ.
Một số chuyên ngành của các trường không tuyển được sinh viên dẫn đến luôn luôn thừa giảng viên, vì hầu hết các trường đều gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh, nguyên nhân chủ yếu là do các trường chưa xây dựng được thương hiệu, khó cạnh tranh với các trường ở các thành phố lớn.
Tóm lại phát triển về số lượng đội ngũ giảng viên là việc tăng về mặt số lượng giảng viên giảng dạy trên cơ sở phát triển về quy mô của sự nghiệp giảng dạy. Phát triển số lượng giảng viên, không phải chỉ là tăng đơn thuần về số lượng mà phải phù hợp trên cơ sở nhu cầu các loại cơ cấu của giảng viên mà nhà trường cần.
2.2.2 Thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học, Học viện trên địa bàn
Chất lượng đội ngũ giảng viên là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh mức độ hội tụ về phẩm chất các chuẩn mực đạo đức, chính trị, chuyên môn, năng lực nhiều mặt của toàn đội ngũ giảng viên trong nhà trường.
Bảng 2.5 Thống kê trình độ của giảng viên
các trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên (tính đến 31/12/2016)
Đơn vị tính: người
Trình độ Tổng
TT Cơ sở GDĐH Phó Tiến Thạc Đại
số GV Giáo
sĩ sĩ học
sư
1 Học viện Ngân hàng – Phân viện 57 01 46 10 Phú Yên
2 Đại học Phú Yên 154 02 14 112 26
3 Đại học Xây dựng Miền Trung 181 01 17 125 38
Tổng cộng 392 03 32 283 74
Nguồn: Phòng Tổ chức, các trường đại học tỉnh Phú Yên Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển về số lượng giảng viên, thì cơ cấu trình độ giảng viên có xu hướng gia tăng. Số lượng giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài nước tăng cao. Tính đến 31/12/2016, giảng viên đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 03 Phó Giáo sư, 32 Tiến sĩ, 283 Thạc sĩ. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo các cơ sở giáo dục đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, có được đội ngũ đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn cao là điều kiện tiên quyết mang lại sự thành công cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Qua số liệu thống kê bảng 2.6, đa số giảng viên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học và anh văn nhưng chất lượng chưa tương ứng với văn bằng chứng chỉ được cấp vì trình độ ngoại ngữ, tin học chỉ ở mức biết đọc, hiểu và sử dụng thông thường. Nguyên nhân của sự yếu kém này là do một số giảng viên lớn tuổi thì ngại không muốn học ngoại ngữ, tin học vì việc tiếp cận khó khăn; quy mô đào tạo ngày càng tăng dẫn đến thiếu nhiều giảng viên, khối lượng giảng dạy nhiều nên ít có thời gian để theo học hoặc tự học ngoại ngữ, tin học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, các cơ sở GDĐH cần chú trọng công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên; phải xây dựng kế hoạch và xác định nội dung học tập, bồi dưỡng cho phù hợp từng đối tượng để giảng viên được bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để họ trở thành giảng viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay của các cơ sở GDĐH.
Bảng 2.6 Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học các trường đại học (tính đến 31/12/2016)
Đơn vị tính: người
Tổng Chứng chỉ Ngoại ngữ Tin học
TT Cơ sở GDĐH sư phạm văn phòng
số GV
SL % SL % SL %
1 Học viện Ngân hàng 57 53 92,98 50 87,71 55 96,49 – Phân viện Phú Yên
2 Đại học Phú Yên 154 123 79,87 130 84,42 150 97,4 3 Đại học Xây dựng 181 145 80,11 160 88,4 175 96,68
Chất lượng đội ngũ CBGV trong trường đại học nước ta hiện nay còn yếu, chưa thực sự tương xứng với đòi hỏi phát triển của đất nước, xã hội và xu thế hội nhập. Qua số liệu bảng 2.6 ta thấy vẫn còn khoảng 18,11% số giảng viên chưa tham gia bồi dưỡng lớp nghiệp vụ sư phạm. Trình độ ngoại ngữ, tin học của ĐNGV chiếm 86,73% và 96,94% trong tổng số GV nhưng chỉ mới đạt được ở mức cơ bản (ngoại ngữ; tin học A, B,..), chưa thể sử dụng thành thạo để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng còn hạn chế ở một bộ phận không nhỏ là các giảng viên có tuổi đời cao. Việc sử dụng ngoại ngữ còn thấp, nhiều giảng viên chưa thể tự nghiên cứu tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận GV còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thần phục vụ, nhiệt huyết chưa cao.
Cơ chế quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc quản lí nhà nước về giáo dục đại học còn bất cập, cơ chế quản lý, sử dụng, chế độ chính sách đối với GV trong trường đại học còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội ngũ GV đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng giảng viên chưa có quy định cụ thể.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa được bổ sung kịp thời và chưa chưa đồng bộ. Đây là thực tế khách quan đòi hỏi cấp quản lý phải có kế hoạch bồi dưỡng chuẩn hóa ĐNGV để nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của
nhà trường.
- Thực trạng của đội ngũ giảng viên (về số lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất...) là vấn đề cần được quan tâm và phân
tích một cách cụ thể, đảm bảo tính khoa học. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các giải pháp để phát triển đội ngũ giảng trong giai đoạn hiện nay. Mọi giải pháp luôn hướng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tương lai trên cơ sở khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả về chủ quan và khách quan. Những giải pháp đúng đắn và khả thi sẽ không thể được xây dựng nếu như không có sự phân tích và nhận định chính xác, chân thực những vấn đề của thực trạng.