Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảngviên bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 92 - 97)

Ưu điểm:

Ngành giáo dục là một ngành hình thành và phát triển sớm ở nước ta, bởi vậy từ mô hình tổ chức và triển khai các hoạt động đã định hình và đi vào nề nếp. Công tác quản lý phát triển ĐNGV trên địa bàn tỉnh Phú Yên gắn liền với sự nghiệp phát triển ngành giáo dục, khẳng định vai trò QLNN về phát triển nguồn nhân lực ngành hiện tại và trong những năm tiếp theo. Qua thực hiện quản lý nguồn nhân lực, đã xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức, đáp ứng tốt yêu cầu công tác đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

UBND tỉnh Phú Yên và cùng với những cơ quan, đơn vị chức năng, thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản phù hợp với giai đoạn phát triển của ngành, tạo ra sức mạnh cho ngành trên các lĩnh vực được giao quản lý, trong công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, đãi ngộ, kiểm tra giám sát đối với ĐNGV, cán bộ quản lý và nhân viên.

Trong những năm qua tỉnh Phú Yên đã tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho công tác phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh cũng đã tu sửa, nâng cấp đáp ứng kịp thời và hiệu quả công tác giảng dạy và quản lý.

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát cũng đạt nhiều thành tích. Không những kịp thời ngăn chặn và hạn chế các sai phạm trong hệ thống giáo dục trên địa bàn tỉnh mà còn giúp ngành giáo dục tỉnh thực hiện rõ ràng hơn trong các lĩnh vực kiểm soát số lượng giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên mới tuyển dụng, sự hài lòng của giảng viên đối với công việc.

Tồn tại, hạn chế:

+ Công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, phát triển ĐNGV trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa sát với thực tế. Chính sách sử dụng và thu hút phát triển ĐNGV là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đội ngũ của các

cơ sở GDĐH nhằm đáp ứng nhu cầu về quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu phát triển trường. Việc hoạch định chiến lược phát triển ĐNGV đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển là tiền đề, là điều kiện quyết định sự thành công trong quá trình thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường.

+ Sự phát triển ĐNGV không theo kịp với sự gia tăng quy mô và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng GDĐH và chiến lược phát triển giáo dục nói chung.

+ Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận nhỏ GV chưa cao, còn trì trệ, chưa chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

+ Chính sách và chế độ đãi ngộ của trường đối với ĐNGV chưa cao, chưa tạo động lực cho GV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV đặc biệt là đánh giá chất lượng giảng dạy chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có chế tài, quy trình cụ

Tiểu kết Chương 2

Trong những năm qua, nhiều chủ trương chính sách đã được Đảng và nhà nước ban hành nhằm định hướng cho nhà trường trong công tác phát triển ĐNGV nhờ đó mà quá trình tổ chức công tác này nhà trường có được những thuận lợi cơ bản từ đó công tác phát triển ĐNGV đã đạt được những kết quả nhất định:

Trường đã xác định tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... nên tạo điều kiện thuận lợi để nhất cán bộ, GV đều có cơ hội học tập và nâng cao khả năng, thể hiện năng lực tối đa của bản thân. Do vậy, số lượng GV được đào tạo, bồi dưỡng trong những năm gần đây tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo SĐH với chất lượng ngày một cao hơn.

Chất lượng GV cũng được nâng cao một bước thể hiện ở số lượng GV theo học cao học, nghiên cứu sinh ngày càng nhiều, việc áp dụng công nghệ tiến tiến vào giảng dạy, các đề tài được nghiên cứu thành công và được áp dụng trong thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả cao, HSSV sau khi ra trường được xã hội chấp nhận.

Nhận thức của GV trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân, trách nhiệm với tập thể nhà trường từ đó có hướng đi đúng đắn trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo.

Đội ngũ GV năng động, ham học hỏi và có năng lực. Đặc biệt, lực lượng GV trẻ tích cực học tập, đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, trau dồi ngoại ngữ, trang bị kiến thức và tiếp cận khoa học mới.

Do các cấp lãnh đạo nhà trường luôn có sự chỉ đạo, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, nên GV thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng tự nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

So với yêu cầu hiện nay, đội ngũ GV của trường còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng, chưa đồng bộ cơ cấu giữa các chuyên ngành, hụt hẫng về GV đầu ngành. Trường chưa có GV học hàm giáo sư, số lượng GV là phó giáo sư và TS chiếm tỉ lệ thấp so với yêu cầu đào tạo sau đại học.

Một bộ phận đội ngũ GV của trường còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, còn nặng truyền đạt kiến thức, chưa phát huy tính chủ động sáng tạo của học viên; chưa chú trọng đổi mới trong kiểm tra, đánh giá. Vẫn còn không ít GV chưa nắm vững phương pháp triển khai nghiên cứu khoa học, chưa đầu tư nhiều trong việc cập nhật kiến thức mới. Việc sử dụng ngoại ngữ, tin học trong GV còn hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn và là rào cản rất lớn trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học.

Một số GV trẻ chưa thực sự an tâm công tác với nhiều lí do khách quan lẫn chủ quan, trong đó có vấn đề thu nhập chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống.

Chế độ chính sách của trường tuy có đáp ứng một phần nào nguyện vọng của GV được đưa đi đào tạo bồi dưỡng nhưng chưa thật sự khuyến khích cán bộ, GV, viên chức.

Về nghiên cứu khoa học, số lượng cán bộ, GV trẻ tham gia nghiên cứu khoa học còn hạn chế, cũng như việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn dạy học và các lĩnh vực khác còn hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề còn hạn chế nêu trên là:

Một bộ phận GV chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của của bản thân, của nhà trường trước yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xã hội, nên chưa thật tận tâm với nghề, thiếu cố gắng vươn lên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Một số GV do hoàn cảnh gia đình, do tuổi tác, do khó khăn trong

cuộc sống, nên chưa quyết tâm cao trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Một bộ phận GV chưa dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy, chưa đổi mới kịp thời để bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế xã hội. Năng lực ngoại ngữ của một số đông GV còn yếu dẫn đến hạn chế về khả năng hội nhập, giao lưu quốc tế và tiếp thu, cập nhật những tri thức hiện đại về chuyên môn.

Công tác NCKH đã khai thác được tiềm năng của đội ngũ GV tham gia đào tạo sau đại học, phục vụ hiệu quả cho đào tạo, nâng cao trình độ GV. Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước còn khiêm tốn. Về nhận thức, GV trẻ chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu khoa học, chỉ tập trung cho công tác giảng dạy và học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Một bộ phận GV còn chuẩn bị chưa chu đáo (về năng lực, thái độ...) đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Một bộ phận GV của Trường quá thiên về hoạt động giảng dạy kiếm thêm thu nhập nên ít quan tâm đến các sinh hoạt chính trị, các phong trào chung và cũng không có nhiều thời gian dành cho công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, cải tiến phương pháp giảng dạy.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)