Yếu tố nhận thức của đội ngũ quản lý và người sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Yếu tố nhận thức của đội ngũ quản lý và người sử dụng đất

Yếu tố nhận thức pháp luật của đội ngũ quản lý nhà nước về đất đai là hết sức quan trọng. Sự am hiểu và nhận thức tốt về pháp luật giúp cho việc quản lý đất đai được tiến hành một cách công khai minh bạch, khách quan dân chủ đảm bảo quyền con người quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai làm cho yếu tố nhận thức của người sử dụng đất ngày càng cao. Yếu tố nhận thức của người sử dụng đất là yếu tố quan trọng trong việc quản lý nhà nước về đất đai, trong bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Tiểu kết chương 1

Lĩnh vực đất đai được đánh giá là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất. Chính vì thế hoạt động Quản lý nhà nước về đất đai luôn là vấn đề khó khăn, tác động trực tiếp đến đối tượng sử dụng, chủ thể quản lý. Tại chương 1 tác giả đã nghiên cứu những cơ sở khoa học của hoạt động Quản lý nhà nước về đất đai như khái niệm về đất đai, khái niệm về quản lý đất đai, đặc điểm Quản lý nhà nước về đất đai; nội dung quản lý về đất đai; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất đai làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM DƯƠNG

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Tam Dương ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2009 là 10.825,08 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa, các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hướng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dương - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Tam Dương giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Trên địa bàn huyện Tam Dương, có hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Triển vọng có tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lao Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội-Lao Cai có 2 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B và 2C tại địa bàn huyện là nút Kim Long và Đạo Tú tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dương có

33

lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quĩ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

2.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Dương

34

2.1.1.2. Địa hình

Tam Dương cũng như toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

2.1.1.3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2009 là 10.718,55 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 60,89%, đất lâm nghiệp chiếm 13,29% đất chuyên dùng chiếm 18,83% đất ở chiếm 13,09% và còn lại 3,14% là đất chưa sử dụng. Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2009 đạt 687m2/người thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (823m2/người).

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 trên địa bàn huyện Tam Dương tiếp tục có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cao. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng 9,94% so cùng kỳ. Trong đó: Nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 6,4%; Công nghiệp - xây dựng tăng 12,66%; Thương mại - dịch vụ tăng 7,87%. Sản xuất nông nghiệp, điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất, sản lượng tăng cao, chăn nuôi giá cả tăng cao, các mô hình trang trại, gia trại phát triển. Sản xuất công nghiệp được duy trì và có sự tăng trưởng khá. Các ngành dịch vụ tiếp tục ổn định và phát triển, các mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của địa phương. Hoạt động giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng và văn hóa thể thao được duy trì và củng cố. Tình hình an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội * Thuận lợi * Thuận lợi

Nhưng đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dương có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối

35

ngoại và quỹ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tư phát triên công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các công trình phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư, các chính sách của Đảng và nhà nước, đặc biệt là công cuộc xây dựng nông thôn mới đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của huyện trong đó có công tác quản lý nhà nước về đất đai.

* Khó khăn

Những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng đặt ra những thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể là:

- Điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp độ dốc lớn nên trong quá trình canh tác đất canh tác thường bị bào mòn và rửa trôi.

- Cơ sở kỹ thuật hạ tầng đang đà phát triển song so với yêu cầu phát triển hiện nay còn chưa đáp ứng. Do vậy, việc đầu tư nâng cấp và bố trí lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải mất chi phí lớn và khó khăn nhất là công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn huyện.

Từ thực trạng phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả, bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển cũng như phục vụ cho việc đô thị hóa cả hiện tại và trong tương lai.

2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng

36

Huyện Tam Dương có tổng diện tích tự đất tự nhiên là 10.825,08 ha.

(Kết quả thống kê đất năm 2018 của huyện Tam Dương)

Hiện trạng sử dụng đất huyện Tam Dương có diện tích đất nông nghiệp là 7.736,34 ha chiếm 63,3 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất phi nông nghiệp là 3.037,68 ha, chiếm 36,5 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất chưa sử dụng là 24,06ha, chiếm 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên.

2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2016 -2018

Bảng 2.1: Biến động đất đai giai đoạn 2016-2018

Loại đất Tình hình sử dụng đất (ha) Biến động đất đai (ha) Tăng (+) Giảm

2016 2018

Tổng diện tích tự nhiên 10.825,08 10.825,08 0 Nhóm đất nông nghiệp 7.813,12 7.763,34 -49,78 Nhóm đất phi nông nghiệp 2.987,63 3.037,68 +50,05

Đất chưa sử dụng 24,33 24,06 0,27

(Nguồn thống kê đất đai năm 2016 và 2018 huyện Tam Dương)

63.3 36.5

0.2

Hình 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2018

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

37

Đánh giá xu thế, quy luật và nguyên nhân biến động đất đai: Qua phân tích biến động diện tích đất tự nhiên từ năm 2016-2018 không cso sự thay đổi.

Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2018 là 7.763,34 ha giảm 49,78ha so với năm 2016. Lý do giảm là do trong 3 năm qua huyện Tam Dương thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế, làm cho đất nông nghiệp giảm qua các năm. Thực tế cho thấy, ở các đô thị Việt Nam xu hướng đất nông nghiệp ngày càng giảm để chuyển sang đất phi nông nghiệp, đây là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả và chấp hành đúng pháp luật thì trong quá trình đô thị hóa, đầu tư phát triển kinh tế ở huyện Tam Dương cần phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tính toán hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

Biến động diện tích đất phi nông nghiệp năm 2018 là 2.987,63 ha tăng so với năm 2016 là 50,05ha. Việc tăng diện tích đất phi nông nghiệp qua các năm cho thấy quá trình phát triển đô thị ở các dự án trọng điểm như Đường vành đai khu công nghiệp Tam Dương II - Khu B2; Đường Tránh phía đông thị trấn Hợp Hoàm huyện Tam Dương…, không ngừng quy hoạch xây dựng mới các khu hạ tầng, công tác chỉnh tang đô thị, xây dựng nông thôn mới, cải tạo đồng loạt hệ thống đường giao thông.

Biến động diện tích đất chưa sử dụng năm 2018 là 24,33ha giảm so với năm 2016 là 0,27 ha. Nguyên nhân giảm là do thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế.

2.3. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện Tam Dương

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương gồm có 03 đơn vị: Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc - chi nhành huyện Tam Dương; Phòng Tài nguyên và môi trường; Công chức địa chính các xã, thị trấn. Trong đó:

Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc - Chi nhánh Tam Dương gồm có 13 người trong đó có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và 11 nhân viên.

38

Phòng Tài nguyên và môi trường có 07 người gồm 01 Trưởng phòng, 02 phó phòng và 04 nhân viên

Công chức địa chính các xã thị trấn có 26 người mỗi xã thị trấn có 02 công chức địa chính.

2.3.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Từ năm 2014 đến nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và ban hành khá đầy đủ các văn bản để cụ thể hóa các chính sách, pháp luật, triển khai thực hiện; đồng thời kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, tình hình thực tiễn của huyện Tam Dương trong từng giai đoạn, cụ thể như sau:

- Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành qui định và sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định 61/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015-2019;

- Quyết định số 42/2014/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định về giao đất xây dựng nhà ở không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận diện tích đất ở và diện tích chia, tách thửa đất ở tối thiểu; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ủy quyền cho UBND các huyện quyết định thu hồi đất;

- Quyết định số 990/QĐ-UBND ngày 07/5/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Tam Dương;

- Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 03/4/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Tam Dương;

39

- Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 13/2019/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ủy quyền Quyết định giá đất cụ thể để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)