Những vấn đề cần phải giải quyết trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.7. Những vấn đề cần phải giải quyết trong những năm tiếp theo

Những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất nước về đất đai của huyện Tam Dương đây là những thách thức lớn đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn sắp tới. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ tập trung những bức xúc trực tiếp cần phải giải quyết sớm đó là:

- Việc quy hoạch sử dụng đất của huyện chưa được tính toán đầy đủ các yếu tố phát triển, chưa có các chuyên gia chuyên sâu về công tác quy hoạch, trong việc xây dựng quy hoạch. Nhiều khi quy hoạch được xây dựng theo tư tưởng chỉ đạo chứ không theo chuyên gia quy hoạch nên phá vỡ quy hoạch chung của huyện.

62

- Các thủ tục hành chính còn rườm ra, phức tạp không rõ ràng gây cản trở các mối quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tài nguyên đất đai bị sử dụng lãng phí, hàng hóa đất đai chưa trở thành nguồn lực tạo ra vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội, tiêu cực trong quản lý sử dụng đất còn xảy ra và chưa được xử lý dứt điểm. Nhiều khu vực đất nông nghiệp đã được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở nhưng chủ yếu là để đầu cơ đất đai, chưa xây dựng nhà ở, đất đai bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất.

- Công tác quản lý việc sử dụng đất thiếu chặt chẽ, còn nhiều trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích,

- Phát sinh nhiều mâu thuẫn về quan hệ đất đai trong xã hôi, đặc biệt chính sách tài chính về đất đai (định giá đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân.

- Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về quyền sử dụng đất cho nhân dân đối với trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa còn nhiều lúng túng do chưa được quy định hoặc có quy định nhưng chồng chéo, chưa rõ ràng.

Tiểu kết chương 2

Thực tế cho thấy, tiềm năng đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương là rất lớn. Đây là nguồn lực phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên đại bàn huyện Tam Dương đạt được một số thành quả nhất định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác QLNN về đất đai trên địa bàn như: Việc quy hoạch sử dụng đất chưa được tính toàn đầy đủ các yếu tố phát triển, nhiều khi quy hoạch được xây dựng theo tư tưởng chỉ đạo chứ không theo chuyên gia quy hoạch; Các thủ tục hành chính còm ruồm rà, phức tạp không rõ rang gây cản trở các mối quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tài nguyên đất đai bị sử dụng lãng phí, hàng hóa đất đai chưa trở thành nguồn lực tạo ra vốn đầu tư phát triển tế xã hội; Công tác quản lý việc sử dụng đất thiếu chặt chẽ, nhiều trường

63

hợp sử dụng đất không đúng mục đích… Đây là những vấn đề cần sớm giải quyết để công tác QLNN về đất đai ở huyện Tam Dương sớm đi vào nề nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Dương nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

64

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC TRONG

NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất.

- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tuỳ theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

- Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý đất đai. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai. Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại.

65

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.

Qua phân tích, đánh gái thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Tam Dương cho thấy, những mặt đạt được cần được khuyến khích duy trì và phát huy, những tồn tại và nguyên nhân tồn tại cần có biện pháp khắc phục, những điểm còn thiếu và yếu trong quản lý cần có giải pháp bổ sung, điều chỉnh. Trên cơ sở các đánh giá về công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Tam Dương. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Tam Dương theo hai nhóm giải pháp như sau:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Tam Dương.

- Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai của huyện Tam Dương.

3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Tam Dương

3.2.1. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền huyện có quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lình vực đất đai trước hết, chính quyền huyện cần thực hiện một số giải pháp như:

- Huyện Tam Dương là một huyện đi đầu của tỉnh Vĩnh Phúc trong công tác thành lập Trung tâm hành chính công của huyện. Để giải quyết tốt hơn nữa các thục

66

tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính về đất đai nói riêng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của trung Tâm hành chính công huyện, cần kiện toàn bộ máy hoạt động của Trung tâm hành chính công của huyện, bổ sung thêm các cơ quan liên quan như: Kho bạc nhà nước; Chi cục Thuế để giảm bớt việc đi lại của người dân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai. Tại Trung tâm hành chính công của huyện chưa có các cơ quan này.

- Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho người dân. Đồng thời, chính quyền huyện phải cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi. Tất cả kết quả rà soát văn bản phải được đăng tải trên website huyện.

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm “ Trung tâm hành chính công của huyện - Một cửa liên thông xã trong lĩnh vực đất đai” đã đươc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hồ sơ đất đai ban đầu ở cấp xã như: Quy định trong thời gian phải hoàn thiện hồ sơ, thời gian chuyển hồ sơ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đây là một vấn đề mà hiện nay chính quyền huyện vẫn chưa giải quyết được.

- Tất cả các dịch vụ công liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân thông qua quy trình, quy định rõ thời gian thực hiện. Người dân có thể biết được quy trình, quá trình giải quyết hồ sơ của mình thông qua việc tra cứu tại Trung tâm hành chính công của huyện.

- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất như: Giá đất, diện tích, hình thể, vị trí, mục đích sử dụng, cấp công trình xây dựng…nguồn gốc sử dụng), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm

67

cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.

- Ngoài ra, để thực hiện tốt việc giải quyết các dịch vụ công về đất đai, chính quyền huyện cần đầu tư trang bị đủ máy móc thiết bị chuyên ngành cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đảm bảo lưu trữ và cung cấp thông tin cho chính quyền huyện hoạch định các chính sách, cung cấp cho doanh nghiệp và người dân khi cần. Xây dựng quy trình đăng ký đất đai qua mạng internet, giảm bớt các loại giấy tờ không cần thiết.

3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai

Hệ thống pháp luật đất đai phức tạp, trong quá trình triển khai thực hiện có nhiều văn bản hướng dẫn, trong khi đó nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Vì vậy, để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, chính quyền huyện cần có những giải pháp như:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác giáo dục pháp luật đất đai. Hàng năm UBND huyện cần chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho các xã, thị trấn theo chương trình, kế hoạch của cấp trên và phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương. Thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục pháp luật đất đai.

- Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì, đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

- Thiết lập các tờ rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế,…tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn huyện, xã, thị trấn và các tụ điểm dân cư công cộng, đồng thời đưa trên trang Website của huyện đầy đủ.

68

- Chính quyền huyện cần dành một khoản kinh phí thích đáng trong hoạt động thường xuyên của mình để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai.

3.2.3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai

- Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai như phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Từng cơ quan rà soát chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ và nhiệm vụ được UBND huyện giao theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm. Tập trung công việc về đầu mối, xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong huyện.

- Đối với vấn đề nào có liên quan đến nhiều cơ quan, thì tập trung vào một đầu mối thông qua Quy chế liên thông giữa các phòng, ban và chính quyền phường, xã. Các vấn đề này phải được công bố trên website huyện Tam Dương để nhân dân biết liên hệ.

- Xây dựng kế hoạch trực báo hàng tháng giữa cán bộ địa chính cấp xã và phòng Tài nguyên và Môi trường để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc ở cấp xã trong công tác quản lý đất đai.

Một trong những biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả cao là chính quyền huyện cần tập trung củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã. Chính quyền xã, thị trấn là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Các mối quan hệ về đất đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, gắn liền với lịch sử phát triển của địa phương. Người tham mưu trực tiếp về lĩnh vực này là cán bộ địa chính cấp xã. Để thực hiện tốt vấn đề này, chính quyền huyện cần tập trung một số giải pháp như:

+ Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bổi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp xã, khi có thay đổi về chính sách đất đai phải tổ chức tập huấn để kịp thời nắm bắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)