Thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Thanh tra, kiểm tra

2.3.4.1. Thanh tra, kiểm tra , giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý sử dụng đất được huyện Tam Dương quan tâm nhằm phát hiện ra những yếu kém trong quản lý sử dụng đất để có các giải pháp khắc phục kịp thời.

55

Theo số liệu thống kê của các xã, thị trấn, toàn huyện có 2.117 hộ vi phạm về đất đai với diện tích 1.570.000 m2; chủ yếu là các trường hợp lấn chiếm đất và tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Để giải quyết tình trạng này, UBND huyện Tam Dương đã ban hành kế hoạch số 67 năm 2017 về xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện; kế hoạch 149 năm 2018 về xử lý giải quyết các tồn tại, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên đại bàn. Đến nay, huyện đã xử lý 526 trường hợp, trong đó có 89 trường hợp lấn đất, 49 trường hợp lấn chiếm đất và 388 trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

Việc xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do phần lớn các trường vi phạm đã xảy ra từ những năm trước đây, hồ sơ về đất đai không đầy đủ. Đối với các trường hợp vi phạm mới đều được địa phương ngăn chặn xử lý kịp thời. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn huyện đã xử lý 26/26 trường hợp vi phạm mới. Hiện trên địa bàn còn 343 trường hợp tồn tại đã thu tiền nhưng chưa giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn 7 xã, thị trấn: Hợp Thinh, Thanh Vân, Đạo Tú, An Hòa, Hướng Đạo, Đồng Tĩnh, thị trấn Hợp Hòa. UBND huyện Tam Dương đã tổng hợp, báo cáo đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh hướng giải quyết.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2021, các địa phương phải xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm đất đai, thời gian tới UBND huyện Tam Dương tiếp tục chỉ đạo các phòng ban chuyên môn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, tập trung quyết liệt trong công tác quản lý cũng như xử lý các vi phạm về đất đai; triển khai hiệu quả Kế hoạch 149 của UBND huyện Tam Dương về xử lý, giải quyết các tồn tại, vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

2.3.4.2. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất

Nội dung giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất là nội dung quan trọng được đặt ra trong ngành Quản lý đất đai, nhằm điều chỉnh lại các quan hệ pháp luật đất đai theo đúng pháp luật, bảo về quyền lợi hợp pháp cho các chủ sử dụng đất, đem lại sự công bằng cho xã hội, giữ vững lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền đảm bảo an toàn xã hội. Để tạo cơ sở cho

56

việc giải quyết các tranh chấp đất đai Luật đất đai 2013 đã quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo về đất đai tại các điều 203, 204, 205,208.

Từ năm 2016-2018 công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Tam Dương được quan tâm đặc biệt:

* Kết quả nhận đơn

Tổng số đơn tiếp nhận 449 lượt đơn, cụ thể:

+ Đơn đủ điều kiện xử lý: 366 đơn, chiếm tỷ lệ 81,5%. + Khiếu nại: 25/366 đơn, chiếm tỷ lệ 6,83% %.

+ Tố cáo: 9/366 đơn, chiếm tỷ lệ 2,46 %.

+ Kiến nghị, phản ánh: 332/366 đơn, chiếm tỷ lệ 90,71 %.

(Nguồn Thanh tra huyện Tam Dương)

* Phân loại xử lý đơn

- Đơn thư thuộc thẩm quyền của huyện: 10 đơn (08 đơn thư khiếu nại và 02 đơn thư tố cáo).

- Đơn thư không thuộc thẩm quyền của cấp huyện: 24 đơn (17 đơn khiếu nại và 07 đơn tố cáo). Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, Ban tiếp công dân huyện đã phân loại, xử lý, xác định nội dung, chuyển đơn, và hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo quy định của pháp luật.

* Kết giải quyết đơn

- Việc giải quyết đơn khiếu nại: Có 02 trường hợp rút đơn, 06 trường hợp đã ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại.

- Việc giải quyết đơn tố cáo: Không có trường hợp nào rút đơn tố cáo, có 02 đơn đã ban hành kết luận và thông báo giải quyết tố cáo.

Nhiều vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã được giải quyết kịp thời, các vụ tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo hợp lý ít xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp. Tổ chức tốt công tác tiếp công dân giải quyết và trả lời đơn thư đúng hạn nên việc khiếu nại ít xảy ra. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đất đai đến nay đã giảm dần. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung giải

57

quyết dứt điểm các trường hợp xảy ra tranh chấp trong thẩm quyết nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.

2.3.5. Kết quả đạt được và hạn chế trong Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương

2.3.5.1. Kết quả đạt được

Đất đai là vấn đề nóng, là tâm điểm chú ý của xã hội. Đây vừa là thuận lợi cho công tác quản lý đất đai phát triển, nhưng cũng là thách thức lớn, chịu sức ép trong quá trình vận hành.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương trong những năm qua rất được chú trọng, nhất là từ khi Luật đất đai 2013 ra đời. Đến nay công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai, thanh tra kiểm tra đất đai đã tổ chức thực hiện kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ổn định, chính xác. Kết quả đó đã khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện dần đi vào nề nếp. Đây là tiền đề để chính quyền huyện xây dựng các chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện. Thông qua công tác giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nguồn tài nguyên đất đai đã và đang được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện trên mọi lĩnh vực:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện từng bước đã được đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp khá toàn diện, bảo đảm phục vụ kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần cho nhân dân. Các quyền của người sử dụng đất đã được chính quyền huyện quan tâm giải quyết và nhu cầu người sử dụng đất như: đăng ký sở hữu tài sản, đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê, chuyển nhượng, chuyển mục đích,... Đây là cơ sở để

58

người sử dụng đất phát huy được nguồn lực đất đai tạo sự phát triển kinh tế xã hội, đây là cơ sở để Nhà nước tăng nguồn thu cho ngân sách một cách hợp lý.

2.3.5.2. Hạn chế yếu kém

Việc quản lý và sử dụng đất của huyện Tam Dương bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai, thể hiện sự cố gắng của cơ quan tài nguyên và môi trường và chính quyền huyện, xã. Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, ảnh hưởng xấu tới chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của huyện. Công tác quản lý đô thị còn nhiều mặt hạn chế; Khai thác sử dụng nguồn lực đất đai chưa hiệu quả, cụ thể:

- Một số xã còn để hộ dân sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp và trên đất hành lang giao thông như xã, thị trấn: xã Hợp Thịnh; xã Hướng Đạo, thị trấn Hợp Hòa…

- Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính còn chậm. Việc xử lý, lưu trữ thông tin còn bất cập, chưa xây dựng được hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số gây khó khăn trong công tác xử lý, quản lý và khai thác thông tin đất đai. Công việc hàng ngày nhiều, trong khi đó tổ chức bộ máy từ huyện đến xã, thị trấn chưa tương xứng, hiệu quả của công tác quản lý cũng như trình độ của cán bộ địa chính xã chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Một số văn bản hướng dẫn việc thực hiện giải quyết hồ sơ đất đai còn chồng chéo, chưa rõ ràng, gây lúng túng trong công tác giải quyết hồ sơ, dẫn đến tình trạng trễ hẹn hồ sơ còn nhiều, đơn thư khiếu nại, tố cáo ngày càng phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

- Lợi ích của nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng.

- Công tác phối hợp trong công việc giữa các cấp chưa tốt, việc cập nhật các văn bản và đồ án quy hoạch của huyện còn chậm dẫn đến mức độ sai phạm trong quản lý, còn để xảy ra nhiều trường hợp tách thửa trong quy hoạch.

- Chưa tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn mà ở đấy là thiếu cơ chế đặc biệt là cơ chế khuyến khích,

59

khuyến khích khen thưởng cho người dân trong việc tham gia giám sát, đóng góp ý kiến cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương.

- Tính công khai minh bạch trong quản lý đất đai chưa được chú trọng.

Từ những hạn chế phân tích nên trên, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và phát triển của huyện Tam Dương, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai mà chính quyền huyện cần phải được quan tâm hàng đầu. Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý đô thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý đất đai. Đất đai bị lấn, chiếm xảy ra nhiều nơi, người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất không xin phép cơ quan có thẩm quyền, tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất đai ngoài kiểm soát của Nhà nước,...để lại hậu quả xấu gây thất thoát nguồn tài nguyên đất đai, thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước, hoạt động của thị trường bất động sản thiếu minh bạch.

2.3.6. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Dương bàn huyện Tam Dương

- Hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam chưa thực sự hoàn chỉnh, thay đổi nhiều lần, chưa rõ ràng và còn quá nhiều phức tạp, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt việc triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Chính phủ còn thiếu đồng bộ và thiếu kịp thời. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản quản lý nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy còn rườm ra gây khó khăn cho người dân.

- Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã, nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, do đó có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa thành phố với quận, huyện; giữa quận, huyện với phường, xã. Thực tế chính quyền phường, xã là cấp cơ sở sâu sát với dân, quản lý trực tiếp mọi vấn đề của người dân, phát hiện những vướng mắc, sai phạm đầu tiên, trong khi đó pháp luật đất đai chưa quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp

60

phường, xã nên khi kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên trong thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ.

- Huyện Tam Dương là một huyện trung du miền núi, dân trí còn thấp. Việc tiếp thu, cập nhật các quy định của nhà nước còn nhiều hạn chế. Dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên đia bàn huyện.

- Đối với tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện như Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc; phòng Tài nguyên và Môi trường; Công chức địa chính các xã thị trấn. Nhân lực ít, trình độ chuyên môn kém dẫn đến tiến độ giải quyết các công việc liên quan chậm.

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây khiếu kiện nhiều lần chưa xử lý dứt điểm được, chính quyền địa phương còn nhiều lúng túng trong công tác xử lý.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền huyện trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng,việc quản lý nhà nước về đất đai hầu hết do cơ quan tài nguyên và môi trường huyện thực hiện.

- Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng giữa các loại đất diễn ra tương đối nhanh. Do vậy, đã làm cho quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư tăng lên nhanh chóng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Sự chuyển đổi này đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đã tạo ra nhiều thách thức cho huyện Tam Dương trong việc quản lý và sử dụng đất.

- Tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện chưa tốt, còn trông chờ, chủ yếu chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên trong quản lý. Tư tưởng còn trông chờ, có Luật nhưng còn chờ Nghị định; có Nghị định lại chờ Thông tư, Quyết định hướng dẫn của các Bộ, ngành và tỉnh, nên triển khai Luật Đất đai còn chậm. Nhiều nội dung của Luật Đất đai chưa được thực hiện nghiêm túc, nặng hình thức.

- Cải cách thủ tục hành chính kết quả mang lại chưa cao, người dân còn đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp xử lý. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhưng đi vào từng việc cụ thể lại thiếu tính minh bạch, rõ ràng. Trong khi đó, thủ tục hành chính thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho

61

thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... giải quyết các vấn đề vi phạm đất đai như quyết định xử phạt hành chính, giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)