7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh
- Đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo Chính phủ về phương án xây dựng Bãi kiểm tra chung và Trạm kiểm soát liên ngành trên cơ sở lấy ý kiến của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu của hai bên (Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch) nhằm đảm bảo thuận lợi khi vận hành mô hình kiểm tra này. Trao đổi với phía Campuchia thúc đẩy triển khai mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Bà Vet.
Tiểu kết Chƣơng 3
Từ những lý luận về QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở Chương 1 kết hợp với việc phân tích thực trạng công tác QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài tại cửa khẩu Mộc Bài ở Chương 2 đã đánh giá những mặt làm được cũng như những yếu kém còn tồn tại trong công tác QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. Chương 3, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và phương hướng của ngành Hải quan, Luận văn đã các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh cụ thể đó là:
- Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài.
- Hoàn thiện công tác quản lý thuế.
- Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm 2020.
Theo tác giả, đây là những giải pháp phù hợp và hữu hiệu đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài giúp cho Chi cục hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển của xã hội và làm tăng thêm giá trị của Chi cục.
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế với thế giới ngày càng sâu rộng, Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế đây là cơ hội và động lực phát triển kinh tế do đó ngành Hải quan cần phải phát huy nội lực tối đa để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam đặc biệt là Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài nói riêng phải đứng trước một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý và yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Kết quả nghiên cứu luân văn như sau :
Thứ nhất, Tại chương 1, luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận về hàng hóa XNK và QLNN đối với hàng hóa XNK với các nội dung chính như: Tổng quan lý luận về hàng hóa XNK gồm: khái niệm hàng hóa XNK, các loại hàng hóa XNK, ý nghĩa vai trò của hàng hóa XNK. Những vấn đề cơ bản của QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu gồm: khái niệm về cửa khẩu; khái niệm về QLNN; khái niệm về hải quan, chức năng, nhiệm vụ của hải quan; nội dung QLNN đối với hàng hóa XNK; những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK và những kinh nghiệm QLNN đối với hàng hóa XNK tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh để từ đó rút ra bài học cho tỉnh Tây Ninh.
Thứ hai, trong chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu các thực trạng của QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu Mộc Bài như: Nêu giới thiệu khái quát về cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh và tổng quan chung về Chi cục HQCK Mộc Bài. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 -2018 bao gồm:
(1) Về công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. (2) Về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. (3) Về công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. (4)Thực trạng triển khai mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài. Và (5) Đánh giá chung quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh
Thứ ba, Chương 3, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và phương hướng của ngành Hải quan, Luận văn đã đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh cụ thể đó là:
(i) Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. (ii) Hoàn thiện công tác quản lý thuế. (iii) Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. (iiii) Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm 2020.
Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các giải pháp này, cần có sự giúp đỡ, phối hợp của toàn thể các Bộ, ban ngành từ trung ương đến địa phương. Do vậy, trong chương 3, luận văn đã trình bày các kiến nghị của tác giả đối với Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh Tây Ninh nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa XNK một cách có hiệu quả.trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 38 2015 TT-BTC ngày 25 3 2015 Quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 39 2015 TT-BTC Quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Bộ Tài chính (2016), Quyết định số 1919 QĐ-BTC ngày 06/09/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài (2014, 2015, 2016, 2017,2018),
Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
5. Chính phủ các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương Quốc Campuchia, Công hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Liên bang Mianma, Vương quốc Thái Lan, Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) được ký kết ngày 26 11 1999.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia (2009), Biên bản ghi nhớ (MOU) về triển khai ban đầu Hiệp định GMS về tạo điều kiện cho vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới Mộc Bài – Ba vet được ký kết và có hiệu lực từ ngày 06 03 2009.
7. Chính phủ (2011), Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.
8. Chính phủ (2013), Nghị định 127 2013 NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 187 2013 NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
10. Chính phủ (2015), Nghị định 08 2015 NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
11. Chính phủ (2018), Nghị định 59 2018 NĐ-CP ngày 20/04/2018 sửa đổi bổ sung một điều của Nghị định số 08 2015 NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
12. Hoàng Diệu Hoa (2017), Quản lý nhà nước về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.
13. Đào Đăng Kiên (2019), Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu và phòng chống buôn lậu của Hải quan tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Công Thương số tháng 2 năm 2019, tr 169.
14. Bùi Thái Quang (2014), Nâng cao năng lực quản lý hải quan đối với thuế xuất, nhập khẩu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính số 7 - 2014
15. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 16. Quốc hội (2014), Luật Hải quan.
17. Quốc hội (2016), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
18. Nguyễn Minh Thình (2017), Quản lý nhà nước đối với thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
19. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 65 2015 QĐ-TTg ngày 17 12 2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.
“một cửa, một điểm dừng”; nghiên cứu trường hợp cặp cửa khẩu Lao Bảo (Việt Nam) - Đensavanh (Lào)”. Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính.
21. Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan và thuế gián thu Campuchia (2009), Biên bản thỏa thuận giữa về triển khai thực hiện bước đầu kiểm tra một lần dừng tại Mộc Bài – Ba vet được ký kết vào ngày 02/06/2009.
22. Tổng cục Hải quan (2016), Quyết định số 4292 QĐ-TCHQ ngày 12 12 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
23. Tổng cục Hải quan (2005), Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Hải quan giai đoạn 2006 - 2010.
24. Tổng cục Hải quan (2017), Quyết định số 1410 QĐ-TCHQ ngày 24/04/2017 Ban hành kế hoạch cải cách,phát triển và hiện đại hóa Cục HQ tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2020.
25. Vũ Anh Tuấn (2016), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Hải phòng. Luận văn chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
26. Nguyễn Ngọc Túc (2007), Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngoại thương.
27. Website: Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn
28. Website: Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh: www.haiquantayninh.gov.vn\ 29. Website: www.bandohanhchinh.com
PHỤ LỤC 01
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187 2013 NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
STT Mô tả hàng hóa
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
(Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
2. a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
b) Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
3. a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
(Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
5. a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.
STT Mô tả hàng hóa b) Các loài thủy sản quý hiếm.
c) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
6. Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện).
7. a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
(Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187 2013 NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
STT Mô tả hàng hóa
1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
(Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
(Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử. c) Hàng điện lạnh. d) Hàng điện gia dụng. đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
(Bộ Công Thương cụ thể hóa mặt hàng từ Điểm a đến Điểm g nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). h) Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
(Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
4. a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam, b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật