Hoàn thiện công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu mộc bài – tỉnh tây ninh (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý thuế

Công tác quản lý thuế đã được Chi cục HCK Mội Bài quan tâm đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện. Để có sự thay đổi căn bản, toàn diện trong công tác này, phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, hoàn thành chỉ tiêu thu hồi nợ đọng thuế, hạn chế phát sinh nợ mới, đề nghị Chi cục HQCK Mộc Bài:

- Đưa công tác tuyên truyền, hổ trợ, cung cấp thông tin cho đối tượng nộp thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý thuế, Thực hiện cơ chế này sẽ giúp cho người khai Hải quan kịp thời nắm bắt được các quy định của pháp luật, tạo điều kiện tối đa cho người khai Hải quan thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trước, trong và sau khi làm thủ tục.

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7 tập trung vào mục tiêu tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Do đó việc nộp thuế điện tử 24/7 cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh thanh toán cho người nộp thuế. Việc nộp thuế không phụ thuộc vào thời gian làm việc, địa điểm làm việc của các cơ quan thu như: Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, Hải quan.

- Tập trung rà soát, đôn đốc việc kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp vào NSNN để có biện pháp thu hồi kịp thời. Cập nhật số lượng tờ khai phải nộp vào dữ liệu của cơ quan thuế, thông báo, nhắc nhở người nộp thuế nộp tờ khai thuế đúng qui định, kịp thời xử lý vi phạm.

- Chỉ đạo các bộ phận thực hiện kiểm soát hồ sơ, giám sát hàng hóa XNK; Kịp thời ngăn chặn hành vi xuất khống hàng hóa nhằm mục đích chiếm đoạt tiền thuế GTGT thông qua khấu trừ, hoàn thuế; Tăng cường quản lý,

giám sát hàng tạm nhập – tái xuất, hàng quá cảnh, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu...

- Xây dựng chức năng quản lý trị giá tính thuế. Do hệ thống VNACCS/VCIS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Hệ thống tự động phân bổ các khoản điều chỉnh theo tỷ lệ trị giá hóa đơn, từ đó tự động tính toán trị giá tính thuế cho từng dòng hàng nên cần có những cảnh báo riêng khi phát hiện những bất thường về giá khai báo.

3.2.3 Hoàn thiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đề nghị Chi cục HQCK Mộc Bài chủ động tích cực trong công tác phối hợp thu thập và xử lý thông tin với các lực lượng trong và ngoài ngành (Công an, Thuế, quản lý thị trường….) đảm bảo đúng nguyên tắc, thẩm quyền, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại:

- Để nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ hàng hoá, đảm bảo hàng hoá được hưởng các ưu đãi thuế quan và thương mại đúng quy định pháp luật và phù hợp với các tiêu chí của hàng hoá đó thì cần phải tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin đối với những lô hàng theo đánh giá có độ rủi ro cao về khả năng gian lận xuất xứ. Giám sát chặt chẽ để cán bộ Hải quan thực hiện phân loại hàng hoá trước khi nhập khẩu, chủ động xác định mã số trước của những mặt hàng mới, phức tạp, nhạy cảm về thuế và chính sách XNK để hỗ trợ người khai Hải quan.

- Triển khai các biện pháp nghiệp vụ trong địa bàn hoạt động hải quan. Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh cần chỉ đạo các đơn vị lưu ý công tác phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn để phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác chống buôn lậu, góp phần kéo giảm đến mức thấp tình trạng

buôn lậu. Đồng thời phối hợp với các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại cửa khẩu và các tuyến đường mòn, lối mở từ biên giới về nội địa; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu.

- Tập trung triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tăng cường kiểm tra, giám sát kết hợp với sử dụng các thông tin, phát hiện của nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và cơ quan truyền thông vừa tuyên truyền vừa đấu tranh hạn chế các hoạt động buôn lậu ngày càng tinh vi, phức tạp của các đối tượng hai bên khu vực cánh gà biên giới.

- Khai thác và áp dụng có hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN về thủ tục hải quan, các công nghệ hiện đại và nghiệp vụ hải quan nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận và buôn lậu tại các cửa khẩu,

- Tăng cường kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác chăm sóc, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình địa bàn, xây dựng cơ sở bí mật và mạng lưới cộng tác viên.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực phát hiện, đấu tranh phòng chống buôn lậu của đội ngũ công chức hải quan.

- Rà soát công tác thực hiện quy định về luân chuyển cán bộ, công chức tại các Tổ, Đội trong toàn Chi cục. Tiến hành sắp xếp bố trí lại cán bộ, công chức phù hợp trên cơ sở phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo. Các Tổ, Đội cần đề ra các giải pháp cụ thể để chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức. Áp dụng hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi buôn lậu và tiếp tay cho buôn lậu, đặc biệt thường xuyên quan tâm, giám sát ngay chính cán bộ, công chức của chi cục để sớm phòng ngừa

ngăn chặn các hành vi thông đồng với tội phạm buôn lậu, khi phát hiện tình trạng này kiên quyết xử lý theo pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động giáo dục quần chúng hiểu được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của ngành Hải quan, sự cần thiết của công tác chống buôn lậu và và gian lận thương mại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động các doanh nghiệp và thành phần kinh tế chấp hành tốt chính sách pháp luật cũng như có ý thức phát hiện và giúp đỡ ngành hải quan chống lại các vi phạm và tiêu cực.

3.2.4 Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm 2020.

Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đang hướng tới trở thành Cục Hải quan điện tử hiện đại, triển khai hiệu quả, hiệu lực các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về hải quan, trở thành một trong các đơn vị đi đầu về cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn quản lý; hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, với thủ tục đơn giản, minh bạch, hiện đại đạt chuẩn quốc tế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan. Do đó cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai mô hình kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Việt Nam) – Ba Vet (Campuchia) là thật sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với ngành Hải quan cũng như Chi cục HQCK Mộc Bài vì tạo ra nhiều thuận lợi, thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục vận chuyển người và hàng hóa XNK qua lại các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng theo Hiệp định GMS. Hành khách, phương tiện và hàng hóa chỉ phải dừng đỗ một lần tại địa điểm làm các thủ tục nên đã giảm khá nhiều về thời gian chờ đợi hoặc chi phí về bốc dỡ hàng hóa để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám

sát của các cơ quan chức năng. Ngoài ra mô hình “Một cửa, một điểm dừng” còn góp phần chống sách nhiễu, gây phiền hà đối với hành khách của các cơ quan chức năng, đồng thời thông qua mọi hoạt động hàng ngày đã gắn chặt hơn tình đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các lực lượng chức năng của ta và bạn. - Trước mắt, Chính phủ hai bên cần thống nhất địa điểm, xây dựng và hoàn thiện bãi kiểm tra chung giữa hai nước cần đặt gần đường biên.

- Chính phủ hai bên cần giao cho các cơ quan Hải quan, xuất nhập cảnh, kiểm dịch hai bên làm việc với nhau để xây dựng quy trình kiểm tra chung, quy trình phối hợp của các cơ quan chức năng khi triển khai thực hiện thí điểm trên cơ sở kinh nghiệm triển khai của cửa khẩu Lao Bảo – Đensavanh

- Để đảm bảo yêu cầu quản lý của các cơ quan và mang hiệu quả, lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân theo đúng tinh thần tạo thuận lợi của Hiệp định GMS, và việc thực hiện mô hình là công việc chung của các lực lượng chức năng (Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch…) vì vậy cần phải thực hiện đồng thời cả 04 bước của mô hình thay vì thực hiện tuần tự theo các bước 1, 2, 3, 4.

3.3. Đề xuất, kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK: Tiếp tục duy trì Tổ giải quyết vướng mắc, chủ động gặp gỡ và giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục Hải quan, công tác kiểm tra, giám sát và công tác quản lý thuế….tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK.

- Tiếp tục thực hiện các chuyên đề, chuyên án đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đối với ma túy, vũ khí, chất nổ, xăng dầu, khoáng sản, hàng hóa có thuế suất cao, hàng hóa vi phạm môi trường, rượu, thuốc lá ngoại, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập tái

xuất... đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, đơn vị liên quan trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu NSNN.

- Để xây dựng lực lượng công chức hải quan có trình độ chuyên nghiệp, hoạt động minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế. Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh cần quan tâm tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức hải quan; làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo và đạo tạo lại đội ngũ công chức; đào tạo chuyên sâu để có được đội ngũ làm công tác có năng lực, phẩm chất, trình độ kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới; tổ chức đánh giá năng lực của đội ngũ công chức một cách thường xuyên, chất lượng và đúng thực chất. Làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, thi đua, khen thưởng và xử lý kỷ luật…

3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Hải quan

- Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... hướng dẫn các đối tượng được miễn cấp giấy phép xuất nhập khẩu; hướng dẫn và ban hành kịp thời các văn bản về các mặt hàng thuộc diện quản lý của bộ, ngành mình để việc kiểm hoá được dễ dàng và tránh các sai sót.

- Có ý kiến tham mưu cho Bộ Tài chính hoàn thiện chính sách quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo tính ổn định của văn bản pháp luật về thuế; hoàn thiện các biểu thuế XNK ưu đãi theo hướng rỏ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng và có tính ổng định cao, giảm bớt sự chênh lệch mức thuế

giữa các mã hàng trong nhóm, từ đó hạn chế được tình trạng doanh nghiệp lợi dụng mã số hàng hóa để khai sai thuế suất làm thất thu thuế.

3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Tây Ninh

- Đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo Chính phủ về phương án xây dựng Bãi kiểm tra chung và Trạm kiểm soát liên ngành trên cơ sở lấy ý kiến của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu của hai bên (Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch) nhằm đảm bảo thuận lợi khi vận hành mô hình kiểm tra này. Trao đổi với phía Campuchia thúc đẩy triển khai mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng tại cặp cửa khẩu quốc tế Mộc Bài – Bà Vet.

Tiểu kết Chƣơng 3

Từ những lý luận về QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở Chương 1 kết hợp với việc phân tích thực trạng công tác QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài tại cửa khẩu Mộc Bài ở Chương 2 đã đánh giá những mặt làm được cũng như những yếu kém còn tồn tại trong công tác QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. Chương 3, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu và phương hướng của ngành Hải quan, Luận văn đã các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh cụ thể đó là:

- Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài.

- Hoàn thiện công tác quản lý thuế.

- Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài từ nay đến năm 2020.

Theo tác giả, đây là những giải pháp phù hợp và hữu hiệu đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài giúp cho Chi cục hoàn thiện công tác QLNN đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển của xã hội và làm tăng thêm giá trị của Chi cục.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế với thế giới ngày càng sâu rộng, Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế đây là cơ hội và động lực phát triển kinh tế do đó ngành Hải quan cần phải phát huy nội lực tối đa để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam đặc biệt là Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh nói chung và Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài nói riêng phải đứng trước một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý và yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Kết quả nghiên cứu luân văn như sau :

Thứ nhất, Tại chương 1, luận văn đã khái quát hóa cơ sở lý luận về hàng hóa XNK và QLNN đối với hàng hóa XNK với các nội dung chính như: Tổng quan lý luận về hàng hóa XNK gồm: khái niệm hàng hóa XNK, các loại hàng hóa XNK, ý nghĩa vai trò của hàng hóa XNK. Những vấn đề cơ bản của QLNN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu gồm: khái niệm về cửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu mộc bài – tỉnh tây ninh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)