7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Kinh nghiệm chống thất thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh năm 2017
Thực tế năm 2017 tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho thấy, vẫn còn có nhiều DN cố tình chây ỳ, trốn thuế. Có trường hợp DN nợ thuế kéo dài, đến nay vẫn chưa thể thu hồi nợ đọng và giải quyết dứt điểm vụ việc. Việc thực hiện các biện pháp đôn đốc thu đòi nợ thuế mất rất nhiều thời gian, nhân lực và tốn kém. Đối với trường hợp DN đã giải thể, bỏ trốn có ra quyết định cưỡng chế dừng làm TTHQ cũng không còn ý nghĩa vì DN đã không còn hoạt động, NSNN bị thất thu một khoản lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị hải quan thuộc và trực thuộc thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm. Cụ thể:
+ Quan tâm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình làm TTHQ. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, phân loại hàng hoá, tham vấn giá tính thuế, đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với
những lô hàng nhập khẩu hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định để thu hồi nợ đọng thuế.
+ Các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, nhất là kiểm tra tại trụ sở DN để giúp các doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm gây thất thu NSNN. Song song với đó là việc chủ động đánh giá, dự báo xu hướng buôn lậu,
GLTM, thu thập thông tin. Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên biển và khu vực cửa khẩu trong địa bàn hoạt động hải quan.
+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục Hải quan, giảm thiểu thời gian thông quan hàng hoá, mở rộng thông quan điện tử.
+ Thực hiện đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thông qua các hình thức như: Công khai các văn bản pháp luật tại các địa điểm làm TTHQ, trên Website Hải quan, tổ chức đối thoại DN để giải đáp các vướng mắc, tổ chức tập huấn chính sách thuế, hải quan cho các DN.
Về kết quả đạt được, năm 2017 thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước tính đạt 16.500 tỷ đồng, vượt 3.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài
Có nhiều bài học kinh nghiệm QLNN đối với hàng hóa XNK của đơn vị trong ngành Hải quan, tuy nhiên luận văn đề cập đến tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh vì hai tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc và có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn. Luận văn cũng đề cập tới hai nội dung chủ yếu trong QLNN đối với hàng hóa XNK đó là kiểm tra, giám sát và chống thất thu thuế đối với hàng hóa XNK, theo tác giả đây là hai yếu tố quan trọng nhất, chúng
ta nên tập trung học hỏi, nghiên cứu và triển khai cho đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh một chiến lược cải cách dàn đều như trước đây. Cụ thể :
Thứ nhất, Đối với công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa XNK, có thể thấy đây là một trong những nội dung quan trọng vì kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng chịu sự quản lý Hải quan đối với hàng hóa XNK là cơ sở cho công tác thuế tiến hành “thu đúng, thu đủ” góp phần ngăn chặn các hành vi buôn lậu và GLTM.
Thứ hai, Đối với công tác chống thất thu thuế, đây là công tác hoàn toàn cần thiết nhằm góp phần tăng thu cho NSNN, hạn chế các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý thu thuế XNK và đảm bảo công bằng xã hội. Trong những năm gần đây với sự phát triển về số lượng và đa dạng về chủng loại hàng hóa XNK thì tình trạng trốn thuế, gian lận thuế nhập khẩu với các thủ đoạn phức tạp, tinh vi khôn lường và ngày càng khó đối phó cũng tăng lên. Do đó để nắm bắt và đáp ứng những thách thức này, Chi cục Hải quan cần phải hiểu rõ các xu hướng thương mại mới, nghiên cứu sâu hơn nữa các biến tướng của các loại hình gian lận, trốn thuế XNK để có phương án xây dựng, định hướng hệ thống giải pháp đồng bộ để đối phó kịp thời và hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Nội dung của Chương 1 đề cập tới những khái niệm cần thiết để xác định tính chất, nội dung, vai trò và ý nghĩa của hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như nội dung QLNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu như: công tác kiểm tra, giám sát; công tác quản lý thuế; công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và mô hình thủ tục kiểm tra “một cửa, một điểm dừng” tại cửa khẩu Mộc Bài – Ba Vet. Chương 1 cũng đưa ra một số kinh nghiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn và kinh nghiệm chống thất thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài được đề cập với thời lượng thích hợp. Từ kết quả hệ thống hóa cơ sở lý luận nêu trên là cơ sở để phân tích đánh giá thực trạng trong Chương 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU MỘC BÀI , TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2014 – 2018
2.1. Tổng quát chung về cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh 2.1.1 Khái niệm về cửa khẩu
Cửa khẩu được hiểu như là cửa ngõ của một quốc gia mà nơi đó diễn ra các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia đối với người, phương tiện, hàng hoá và các tài sản khác.
Theo điều 3 của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ đã giải thích cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây gọi tắt là cửa khẩu biên giới) là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa.
2.1.2 Vị trí địa lý của cửa khẩu Mộc Bài
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, tọa độ từ 10°57‟08‟‟ đến 11°46‟36‟‟ vĩ độ Bắc và từ 105°48‟43” đến 106°22‟48‟‟ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh. Xem hình 2.1.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh (Nguồn website: www.bandohanhchinh.com)
Tây Ninh giáp ba tỉnh Svay Riêng, Prây Veng và Kampông Chàm của Vương quốc Campuchia có đường biên giới khoảng 240 km, với 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát); 12 cặp cửa khẩu phụ đã được chính quyền của hai địa phương giáp biên thoả thuận ký kết, trong đó 4 cửa khẩu Kà Tum, Tống Lê Chân, Chàng Riệc, Phước Tân đã được Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam-Campuchia thống nhất từ năm 2002 trình lên Chính phủ để trở thành các cửa khẩu chính.
Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia. Phía Bắc có kênh Đìa Xù theo hướng Đông Tây từ sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới. Phía Đông có sông Vàm Cỏ Đông, phía Nam có một số kênh rạch nhỏ và vùng đất trũng, ngập. Phía Tây là khu cửa khẩu Campuchia. Phía Bắc có thị trấn Bến Cầu. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á. Theo con đường này, cửa khẩu Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PhnomPenh của Vương quốc Campuchia 170 km.
2.2. Giới thiệu khái quát về Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài 2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển Chi cục Hải quan cửa khẩu 2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài:
Tây Ninh là tỉnh có 240km đường biên giới giáp Campuchia, để nâng cao đời sống cho nhân dân khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà đỏi hỏi phải mở cửa quan hệ ngoại giao và trao đổi buôn bán với nước bạn. Xuất phát từ yêu cầu trên, ngày 14/2/1977, Bộ Ngoại thương đã ban hành Quyết định số 248/BNgT-TCCB về việc thành lập các Chi cục Hải quan các tỉnh phía Nam trong đó có Cục Hải quan Trung ương đã ban hành Quyết định số 1291/CHQ-TCCB về tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan Tây Ninh.
Căn cứ vào 02 Quyết định trên, ngày 19/01/1980 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết định số 88/QĐ-UB về việc thành lập Chi cục Hải quan Tây Ninh và ngày 14/03/1980 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Tây Ninh ra Thông báo số 52/UB-TC thông báo Chi cục Hải quan Tây Ninh chính thức đi vào hoạt động. Lúc này, ông Cao Văn Cảo được Cục Hải quan Trung ương bổ nhiệm làm Chi cục trưởng. Đến ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/NĐ-HĐBT về việc thành lập Tổng cục Hải quan Việt Nam và sau đó đổi thành Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh.
Khi mới thành lập, Chi cục Hải quan Tây Ninh có 30 người được cơ cấu thành: 02 phòng, 01 Đội Kiểm soát lưu động Hải quan, 02 Trạm Hải quan cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát. Đến nay Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh có tổng nguồn nhân lực là 192 người (trong đó: 162 cán bộ, công chức; 30 hợp đồng lao động) được cơ cấu thành: 05 Phòng, 06 Chi cục và 01 Đội Kiểm soát chống buôn lậu, 01 Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy và có lực lượng tham gia trạm Kiểm soát liên hợp Mộc Bài.
Chi cục HQCK Mộc Bài từ khi thành lập đến nay đã trải qua chặng đường hơn 38 năm xây dựng và phát triển, với chức năng nhiệm vụ được giao đã tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Hải quan góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài
- Về tổ chức bộ máy: Do khối lượng công việc liên tục phát triển và yêu cầu trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật ngày càng cao, tình hình tổ chức cán bộ và sắp xếp bộ máy của Cục Hải quan Tây Ninh nói chung, của Chi cục HQCK Mộc Bài nói riêng cũng có nhiều biến động tích cực. Bộ máy Chi cục luôn được củng cố, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, bố trí hợp lý cán bộ
nhằm đáp ứng yêu cầu thông quan một cách nhanh chóng, phục vụ hoạt động XNK một cách tích cực hơn. Tổ chức bộ máy bao gồm: Ban lãnh đạo Chi cục, Đội Tổng hợp, Đội Nghiệp vụ và Tổ Kiểm soát Hải quan theo hình 2.2 cụ thể như sau:
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài
(Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài )
- Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài đến tháng 12/2018 được sắp xếp thành 03 Đội, Tổ công tác, cụ thể như bảng 1 sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài
STT Đơn vị Số lượng
1 Lãnh đạo chi cục 4
2 Đội Tổng hợp 07
3 Đội Nghiệp vụ 12
4 Tổ Kiểm soát Hải quan 07
Tổng số 30
(Đơn vị: Người; Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài )
Tổng số nhân sự của chi cục tính đến hết năm 2018 là 30 người, trong đó Lãnh đạo chi cục là 4 người, chiếm tỷ lệ 13.33%; Đội tổng hợp là 7 người
CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG (2) PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG (1) PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG (3) ĐỘI NGHIỆP VỤ HẢI QUAN TỔ KIỂM SOÁT HẢI QUAN ĐỘI TỔNG HỢP
chiếm tỷ lệ 23.33%; Đội Nghiệp vụ là 12 người chiếm 40% và Tổ Kiểm soát hải quan là 7 người chiếm 23.33%.
- Về cơ cấu nhân sự:
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài
S T T Tên Đội Tổng số nhân viên Nam Độ tuổi trung bình SL Trình độ Thạc Sỹ ĐH Cao đẳng TC PTTH 1 Đội Nghiệp vụ 12 9 02 7 0 0 0 35 2 Đội Tổng hợp 7 3 0 7 0 0 0 45 3 Tổ Kiểm soát HQ 7 7 01 6 0 0 0 45 4 Lãnh đạo chi cục 4 4 1 3 0 0 0 50 Tổng số 30 Tên Đội Nữ Độ tuổi trung bình SL Trình độ Thạc Sỹ ĐH Cao đẳng TC PTTH 1 Đội Nghiệp vụ 12 3 1 2 0 0 0 36 2 Đội Tổng hợp 7 4 2 2 0 0 0 40 3 Tổ Kiểm soát HQ 7 0 0 0 0 0 0 0 4 Lãnh đạo chi cục 4 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số 30
(Đơn vị tính: người. Nguồn: Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài)
Như vậy theo bảng 2.2, xét theo độ tuổi thì đa số nhân lực của chi cục ở độ tuổi dưới 45. Đây là độ tuổi sung mãn cả về thể lực, trí lực và kinh nghiệm trong công việc. Đối với nam, số người có độ tuổi bình quân 50 chiếm 13,3%, đa số nữ có độ tuổi bình quân dưới 45. Như vậy cơ cấu nhân lực theo độ tuổi là hợp lý, có các lứa tuổi khác nhau, đảm bảo tính kề thừa, kế cận.
Về trình độ đào tạo, tỷ lệ người có trình độ đại học chiếm 77%, thạc sỹ 23%. Đây là kết quả của chính sách nâng cao trình độ của cán bộ, công chức của Chi cục thông qua tuyển chọn và đào tạo. cán bộ, công chức của chi cục còn thường xuyên tham gia các lớp học chính trị các cấp, tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu, các khóa học về văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử v.v. Chi cục cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo khác nhau, khuyến khích tự học nâng cao trình độ.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài - tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 -2018.
2.3.1. Công tác kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cửa khẩu Mộc Bài. tại cửa khẩu Mộc Bài.
Trong giai đoạn từ 2014 – 2018 nền kinh tế Việt Nam và khu vực có nhiều biến động, vì thế mà kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại Chi cục HQCK Mộc Bài có phần tăng trưởng không cao, thể hiện qua Bảng 2.3 tổng trị giá hàng hoá XNK làm thủ tục hải quan tại Chi cục HQCK Mộc Bài có sự tăng đều giữa các năm; điều này chứng tỏ trong thời kỳ này nền kinh tế vẫn chưa có đột phá, vẫn còn ảnh hưởng nhiều của kinh tế thế giới.
Bảng 2.3. Thống kê kim ngạch XNK từ năm 2014 - 2018
Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (USD) Trong đó Kim ngạch xuất khẩu (USD) Kim ngạch nhập khẩu (USD) 2014 539.402.542,61 390.131.641,90 149.270.901,00 2015 520.475.801,66 344.141.720,56 143.334.081,10 2016 544.475.334,87 414.789.992,46 129.685.342,41 2017 622.355.551,95 478.083.840,71 144.271.711,24 2018 932.960.776,87 723.817.807,32 209.142.969,55 (Đơn vị tính: USD. Nguồn: Báo cáo hàng năm của Chi cục HQCK Mộc Bài)
Nhìn vào Bảng 2.3 ta thấy, năm 2014 Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài đã tiến hành làm thủ tục hải quan cho lượng hàng hoá XNK trị giá 539.40 triệu USD, đến năm 2015 là 520.48 triệu USD, 2016 là 544.48 triệu USD, 2017 là 622.36 triệu USD, 2018 là 932.96 triệu USD. Năm sau đều cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ nền kinh tế đã có chuyển biến tốt nên lượng