1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với các dự án đầu tư xây dựng đầu tư xây dựng
Các nhân tố tác động đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được tổng hợp như sau:
Hình 1.3. Các nhân tố tác động đến công tác QLNN đối với dự án ĐTXD
1.2.7.1. Các nhân tố khách quan
a) Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án
Quy mô dự án: Tùy thuộc vào quy mô dự án, địa điểm, thời gian thực
hiện, công nghệ sử dụng, nguồn lực, chi phí dự án… mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằm đảm bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thay đổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý.
Nhân tố tác động đến công tác QLNN đối với các dự án ĐTXD Khách quan
1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án 2. Môi trường của dự án
Chủ quan
1. Cơ chế chính sách của Nhà nước 2. Bộ máy Ban quản lý dự án 3. Khả năng cấp vốn cho dự án
Tính chất phức tạp về cấu tạo, về kiến trúc kết cấu: Công trình trong dự
án càng phức tạp về kiến trúc và kết cấu thì quá trình thi công và quản lý càng phức tạp, đặc biệt là việc quản lý chất lượng công trình càng cần phải tập trung quản lý nhiều hơn.
Điều kiện phức tạp của địa chất, thủy văn tại địa điểm xây dựng cũng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý dự án.
Yêu cầu nguyên vật liệu, cấu kiện xây dựng là loại khan hiếm, phải nhập khẩu cho dự án cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án, …
b) Môi trường của dự án
Ảnh hưởng của môi trường dự án đến chất lượng quản lý dự án gồm các tác động về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tự nhiên… đến các hoạt động QLNN đối với dự án ĐTXD.
Những tác động này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các hoạt động QLNN đối với dự án ĐTXD làm cho chất lượng của dự án bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, các dự án đầu tư xây dựng được tiến hành ngoài trời, vị trí địa điểm công trình thời tiết khắc nhiệt, thời gian và quá trình xây dựng dài do đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Ở mỗi vùng lại có điều kiện tự nhiên khác nhau, từ đó phải có phương án quản lý và khai thác phù hợp điều kiện thực tế.
Công tác quản lý phải được thực hiện tốt và theo sát để có thể hướng phòng, chống và khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng nhất, hạn chế được thấp nhất tình trạng chậm tiến độ dự án. Dự án đầu tư xây dựng công trình chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan khác bắt buộc chủ đầu tư dự án phải tuân thủ như:
- Các quy định về thủ tục đăng ký, thẩm tra dự án để cấp giấy chứng nhận đầu tư; Các quy định về giấy phép xây dựng, ...
- Các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư dự án; các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng (quản lý chất lượng
khảo sát, thiết kế, chất lượng thi công xây dựng công trình);
Dự án có thể đảm bảo thời gian thực hiện dự kiến, đảm bảo mức chi phí dự kiến nếu việc giải quyết các thủ tục pháp luật được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra, việc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật thường không đảm bảo đúng quy định đã ảnh hưởng làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và làm tăng chi phí so với dự kiến. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, môi trường luật pháp luật ổn định, không có dự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng nhũng nhiễu tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN về dự án ĐTXD. Hơn nữa, các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiền lương… cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý dự án.
Dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào sự kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan, nếu dự phối hợp đó chặt chẽ có khoa học thì sẽ là cơ sở vững chắc góp phần tạo nên hiệu quả quản lý dự án, còn nếu sự phối hợp thiếu chặt chẽ, thiếu khoa học thì dự án sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dự án.
1.2.7.2. Các nhân tố chủ quan a) Cơ chế chính sách của Nhà nước
Mọi hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng ngoài việc chịu tác động của quy luật kinh tế thị trường cần thuân thủ pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
Đối với một dự án được tiến hành đầu tư và ban quản lý dự án đứng ra đại diện chủ đầu tư thì phải tuân theo đúng quy trình các bước mà cơ chế chính sách của Nhà nước đề ra. Nếu không tuân thủ theo cơ chế chính sách
hiện hành trong quá trình quả lý dự án sẽ mang lại những hậu quả không nhỏ trong quá trình tổ chức và điều hành bộ máy quả lý dự án sau này.
b) Khả năng cấp vốn cho dự án
Để hoàn thành dự án đầu tư xây dựng thường phải thực hiện nhiều công việc và cần một lượng vốn rất lớn. Vì vậy, việc bố trí đủ vốn theo đúng tiến độ của dự án đã được phê duyệt có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ hoàn thành dự án, chất lượng công trình của dự án và chi phí của dự án nằm trong ngân sách đã được phê duyệt.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng để giải quyết tất cả các vấn đề trong cả quá trình thực hiện dự án vì vậy nguồn vốn cần phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng một cách hợp lý để tránh thất thoát NSNN, đảm bảo sử dụng đồng vốn đầu tư có hiệu quả.
Nếu vốn cho dự án không được bố trí đủ và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: mục tiêu chính của dự án mà người đầu tư đặt ra ban đầu không đáp ứng, thời gian hoàn thành dự án bị chậm, chất lượng công trình có thể bị ảnh hưởng, chi phí cho dự án có thể bị vượt ngân sách ban đầu đã dự định...
c) Bộ máy của Ban quản lý dự án
Quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án, song mỗi mô hình quản lý có cách điều hành công việc khác nhau và mức độ đạt được mục tiêu cũng khác nhau. Mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án phản ánh năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư.
Tổ chức bộ máy quản lý dự án ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của dự án, chi phí của dự án và thời gian của dự án, do đó năng lực quản lý dự án tốt trước tiên phải tổ chức bộ máy quản lý dự án tốt.
Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án (theo quy định của pháp luật và kỹ năng mềm).Trong công tác quản lý dự án thì trình độ năng lực của
thành công hay không là phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý. Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ nắm bắt được thực trạng của dự án, từ đó có những điều chỉnh kịp thời các sai sót hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất.