Những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với dự án ĐTXD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành bộ xây dựng (Trang 81 - 88)

trình Nhà Quốc hội; Dự án cải tạo trụ sở làm việc của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.

Kết quả đánh giá của Kiểm toán Nhà nước về các dự án Ban quản lý đã thực hiện: Nhìn chung chấp hành đúng quy định của Nhà nước về công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng như công tác lựa chọn nhà thầu. Ban quản lý dự án đã nghiêm túc thực hiện kiến nghị và đã báo cáo tình hình thực hiện lên Kiểm toán Nhà nước và Bộ Xây dựng theo quy định.

Bên cạnh những thành quả đã đạt được theo báo cáo và đánh giá hàng năm thì vẫn còn những tồn tại và hạn chế mà Ban quản lý dự án dựng cần phải nhìn nhận để có những biện pháp khắc phục trong thời gian tới để công tác quản lý dự án ngày càng hoàn thiện hơn.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với dự án ĐTXD ĐTXD

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với các dự án ĐTXD được giao, tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những hạn chế trong công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án như sau:

Một là, hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án

Vấn đề lớn nhất trong khâu này chính là sự phối hợp giữa Bộ Xây dựng và Ban quản lý dự án, cách phối hợp thực hiện điều hành dự án giữa Ban quản lý dự án và Nhà thầu thực hiện dự án. Đây là một hạn chế không chỉ giới hạn trong mô hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng còn trong hệ thống quản lý nhà nước về tại Việt Nam. Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ ban ngành

trong quản lý nhà nước về các dự án ĐTXD dẫn đến tình trạng không hiệu quả, xung đột chính sách, đúng với Bộ này những lại sai với Bộ kia; hoặc cùng một số vấn đề nhưng hướng dẫn thực hiện khác nhau… khi cùng giải quyết một vấn đề.

Hai là, hạn chế trong thực thi chính sách, văn bản pháp luật về dự án đầu tư xây dựng

Khâu kiểm tra công tác nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng còn một số khó khăn, cụ thể tại Khoản 6 Điều 32 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng quy định “Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình”. Đến nay, Bộ Xây dựng vẫn chưa ban hành hướng dẫn chi tiết dẫn đến phải áp dụng cách làm cũ ảnh hướng đến hiệu quả công việc.

Đối với công tác đền bù, GPMB khó khăn lớn nhất chính là do cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi nên người dân không nắm được dẫn đến tình trạng chủ đầu tư mặc dù làm đúng nhưng vẫn bị kiện cáo và gây khó dễ. Qua thực tế tại Ban quản lý dự án việc thực hiện công tác đền bù giải phòng mặt bằng để thực hiện dự án đối với đối tượng là các cơ quan, tổ chức còn nhiều phức tạp hơn đối với các hộ dân. Các đối tượng này là tổ chức nhà nước hiểu rõ về quy định pháp luật, việc bố trí tái định cư cho cả đơn vị đảm bảo đủ diện tích làm việc và vị trí yêu cầu gặp rất nhiều khó khăn và tăng chi phí đền bù.

Việc thực hiện, chuyển tiếp văn bản quy phạm pháp luật còn chưa thật sự phù hợp với thực tế ví dụ như Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng còn một số vướng mắc, cụ thể như sau:

Nghị định số 68/2019/NĐ-CP quy định bắt bược sử dụng định mức xây dựng để lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây

dựng đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt hoặc đã phê duyệt nhưng chưa triển khai sau ngày 01/10/2019 (không được tham khảo, vận dụng định

mức đã ban hành để lập dự toán xây dựng như quy định tại khoản 3 Điều 136 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 trước đây) trong khi hệ thống định mức chưa được ban hành đầy đủ cho các

công việc đặc thù, chuyên ngành giao thông (cầu dây văng, hầm, đường sắt, đường sắt đô thị).

Việc sử dụng đơn giá nhân công xây dựng, đơn giá ca máy và thiết bị xây dựng do các địa phương xác định, công bố (Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng) để lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Thực tế đến nay,

một số địa phương chưa công bố hoặc chưa hướng dẫn việc áp dụng đơn giá nhân công và thiết bị xây dựng nên một số Bộ chuyên ngành như Bộ GTVT; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có cơ sở lập, quản lý chi phí, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Điều khoản chuyển tiếp tại các Thông tư của Bộ Xây dựng ban hành định mức xay dựng, định mức tư vấn xây dựng yêu cầu phải cập nhật, điều chỉnh giá gói thầu theo định mức mới do Bộ Xây dựng ban hành đối với các gói thầu chưa ký hợp đồng trước ngày 15/02/2020.

Ban quản lý dự án đã phát hành HSMT một số gói thầu trước ngày 15/02/2020, đang đánh giá HSDT và chưa ký kết hợp đồng; việc phải cập nhật, điều chỉnh dự toán gói thầu đang gặp vướng mắc nêu trên (hệ thống định

mức mới chưa đầy đủ; nhiều địa phương chưa công bố và hướng dẫn đơn giá nhân công, ca máy) làm kéo dài thời gian thực hiện dự án và việc cập nhật,

điều chỉnh dự toán sẽ không đảm bảo cùng một mặt bằng với giá dự thầu của nhà thầu đã nộp HSDT (theo định mức, đơn giá nhân công và ca máy cũ).

Ba là, hạn chế trong thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng

Kế hoạch phê duyệt dự án một số dự án còn chậm do khâu thẩm định dự án lấy ý kiến của các đơn vị chức năng còn kéo dài, phản hồi ý kiến quá thời gian so với quy định.

Phê duyệt thiết kế dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu không phù hợp chậm so với thời gian phê duyệt dự án. Ví dụ như một số dự án tại Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư là Bộ Y tế thực hiện, phê duyệt dự án thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 tuy nhiên đến tháng 11/2019 mới phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu do vậy làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Bốn là, hạn chế trong phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các dự án đầu tư xây dựng

Vẫn còn tình trạng phân cấp đồng loạt và đại trà, phân cấp không đồng bộ, phân bổ ngân sách còn chậm, không ràng buộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng dự án. Thực tế một số dự án tại các trường trực thuộc Bộ Xây dựng sự phân cấp chưa phù hợp (Bộ Xây dựng là chủ đầu tư và phê duyệt từ thiết kế,

dự toán, kết quả lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, quyết toán… các trường chỉ là đơn vị tiếp nhận dự án sau khi hoàn thành do đó sau khi sử dụng thường phát sinh thêm chi phí sửa chữa, nâng cấp). Từ đầu năm Chính phủ đã đôn đốc các

ngành các địa phương thực hiện đẩy nhanh công tác giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch đề ra tuy nhiên thực tế tại Bộ Xây dựng đến Quý II/2020 vẫn chưa được cấp vốn xuống Ban quản lý dự án.

Năm là, hạn chế trong công tác kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Công tác kiểm toán đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án luôn được Kiểm toán Nhà nước quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn một số hạn chế như:

Công tác kiểm toán dự án còn chưa phù hợp với từng tình hình thực tế của dự án. Ví dụ như một số dự án tại Ban quản lý dự án là dự án lớn, cấp đặc biệt như dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào cần thực hiện kiểm toán theo giai đoạn và theo từng năm để kịp thời phát hiện các vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn tuy nhiên theo kế hoạch Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện sau khi dự án hoàn thành.

Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước thì Báo cáo kiểm toán phải được phát hành và gửi cho các bên có liên quan chậm chất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm toán tại đơn vị, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày. Tuy nhiên, qua các đợt kiểm toán tại Ban quản lý dự án vẫn còn tình trạng Báo cáo kiểm toán phát hành chậm hoặc gửi gấp nên Ban quản lý dự án không kịp lấy ý kiến của các đơn vị và tổng hợp phải hồi lại Kiểm toán Nhà nước. Để Báo cáo kiểm toán phát hành có chất lượng tốt nhất, việc lập Báo cáo kiểm toán; thẩm định, kiểm tra, soát xét lại Báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách kỹ lưỡng, phù hợp thời gian phản hồi của đơn vị.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguồn vốn. Hàng năm vốn NSNN do Trung ương phân bổ cho

Bộ Xây dựng chưa nhiều trừ các dự án trọng điểm được Chính phủ giao do Ban quản lý dự án đang thực hiện như Dự án ĐTXD Nhà Quốc hội Việt Nam; Dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào; Dự án ĐTXD Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngoài ra đa phân là các dự án nâng cấp cơ sở vật chất, cải tạo… các dự án thuộc nhóm C. Việc lấy ý kiến của các cơ quản quản lý nhà nước mất quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời gian cấp vốn cho các dự án ĐTXD.

Thứ hai, sự phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị, tổ chức thực thi chính sách chưa thật sự khoa học, vẫn còn chồng chéo, trùng lặp giữa quyền hạn và trách nhiệm. Cơ chế phối hợp giữa Bộ Xây dựng, Ban quản lý dự án và các

đơn vị liên quan đến triển khai thực hiện các dự án còn chưa chặt chẽ, đặc biệt trong việc chia sẻ và trao đổi thông tin.

b) Nguyên nhân chủ quan

Một là, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý dự án đối với dự án

ĐTXD tại Ban quản lý dự án còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhất là các lĩnh vực thuộc vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế chưa ngang tầm, còn hạn chế trong việc kiểm soát thiết kế một số công trình do tư vấn thiết kế nước ngoài thực hiện.

Hai là, Ban quản lý dự án chưa phải là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

hoàn toàn về tài chính do vậy một số công tác bị bó hẹp theo quy định của ngân sách như đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chính sách tiền lương, chính sách thu hút chuyên gia giỏi.

Ba là, công tác ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong công tác

QLNN về ĐTXD cũng như công tác điều hành thực hiện các dự án còn hạn chế về công cụ thực thi, đào tạo nhân sự thực hiện.

Tiểu kết Chƣơng 2

Thông qua tổng quan về Ban quản lý dự án, tác giả tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2015÷2019;

Qua đó đánh giá các bên liên quan và đánh giá công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2015÷2019 để chỉ ra những kết quả đạt được cùng những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện tại Chương 3.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD CHUYÊN NGÀNH - BỘ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành bộ xây dựng (Trang 81 - 88)