7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3. Giải pháp hoàn thiện quảnlý nhà nước về bảo vệ rừng
3.3.2. Tăng cưòng năng lực bộ máy, quảnlý cán bộ công chức, viên chức
ngành Kiểm lâm
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực của bộ máy có khả năng về trí tuệ và tay nghề cao ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển. Trong thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đã xác định nhân tố con người có tầm quan trọng đặc biệt trong mọi hoạt động của ngành lâm nghiệp, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cưòng năng lực bộ máy cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của lực lượng kiểm lâm để đáp ứng với yêu cầu của ngành. Việc tăng cường năng lực bộ máy, quản lý cán bộ công chức, viên chức ngành Kiểm lâm chủ yếu tập trung các vấn đề sau:
- Kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm lâm thống nhất trong cả nước; đổi mới phương thức hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo hướng tăng cường lực lượng cho cơ sở, bảo vệ rừng tận gốc và kiểm soát chặt chẽ lâm sản tại nơi chế biến, tiêu thụ.
- Rà soát, sắp xếp biên chế đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm biên chế gián tiếp, ưu tiên tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn xã để bảo vệ rừng tại cơ sở và những trọng điểm về phá rừng, cháy rừng. Kiên quyết chấn chỉnh, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong thi hành công vụ, đồng thời bổ sung đủ về số lượng theo định biên và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Trong đó, tập trung ưu tiên bố trí Kiểm lâm phụ trách địa bàn cấp xã; Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Từng bước ổn định tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm xã, đảm bảo các xã có rừng có kiểm lâm địa bàn thực hiện toàn diện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, dịch vụ công cho chủ rừng và người dân. Gắn hoạt động của Kiểm lâm địa bàn tại cơ sở, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động về lâm nghiệp.
- Tăng cường năng lực kiểm tra, kiểm soát và quản lý rừng bằng ảnh vệ tinh, hệ thống th ng tin địa lý để nhanh chóng phát hiện những diễn biến về hiện trạng rừng.
- Kiểm soát lâm sản tại gốc, từ các chủ rừng, đồng thời tăng cường kiểm soát lâm sản tại nơi chế biến và các điểm tập kết, tiêu thụ theo nguyên tắc bảo đảm lâm sản phải có nguồn gốc hợp pháp thông qua việc truy suất nguồn gốc gỗ, lâm sản.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức lâm nghiệp, QLNN, kiến thức pháp luật cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý của ngành. Quy định việc học tập thường xuyên là một tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ hàng năm. Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước, nước ngoài tham gia hỗ trợ đào tạo và khuyến lâm cho cán bộ các công ty lâm nghiệp, cho người dân làm nghề rừng; ưu tiên hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, phụ nữ,...