7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.5. Kinh nghiệm quảnlý nhà nước về bảo vệ rừng tại một số địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng
Du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỷ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định, từ đó, sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở các địa phương, nhất là ở những nơi có các khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa hấp dẫn.
Tỉnh Lâm Đồng là một địa phương được nhiều người biết đến thông qua điều kiện khí hậu, cảnh quan m i trường cho phát triển du lịch và du lịch
nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Lâm Đồng còn có tiềm năng DLST rất lớn nhờ địa hình trải dài trên 3 cao nguyên Lâm Viên - Di Linh và Bảo Lộc, có khí hậu mát mẻ, n hòa quanh năm và có rất nhiều cảnh đẹp. Các đặc trưng nêu trên là tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng để phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.
Do nhận thức đúng về vị trí, vai trò của rừng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Lâm Đồng đã xác định việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và phát triển rừng gắn với du lịch, nhất là du lịch sinh thái là xu thế tất yếu của quá trình phát triển bền vững. Mối quan hệ đó thể hiện cụ thể bằng việc quy hoạch du lịch, các chương trình, đề án, dự án phát triển du lịch gắn bó chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng, gắn bó chặt chẽ với các chương trình bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Xác định hoạt động du lịch sinh thái phải là công cụ để bảo tồn và giáo dục m i trường, nên việc xây dựng các loại hình khai thác du lịch gắn với bảo vệ và phát triển rừng ngày càng được quan tâm, phổ biến. Cách làm du lịch gắn với bảo tồn tại điểm du lịch như: núi Voi, Langbian, thác Pongour, thác Đạmbri, khu du lịch rừng Madagui, khu du lịch Tuyền lâm,… và bảo tồn gắn với du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà, vườn quốc gia Cát Tiên,... Như vậy phần lớn các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng đều gắn liền với rừng, chủ yếu là rừng đặc dụng; trong đó hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH đi tiên phong, tạo tiền đề cho phát triển du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái. Một nhân tố khác góp phần vào thành công trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với du lịch đó là tỉnh Lâm Đồng đã làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giáo dục cộng đồng và người dân tham gia tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Người dân trước đây là lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia phá rừng, khai thác rừng, săn bắn, bẫy bắt ĐVHD trái phép,…thì
bây giời họ được tham gia và hưởng lợi trực tiếp nhờ vào các hoạt động du lịch. Vì vậy họ chủ động tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên để du lịch phát triển, mang lại thu nhập ngày càng cao hơn.