Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với trật tự an toàn giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

thông đường bộ

Hiện nay việc phát triển giao thông đƣờng bộ và bảo đảm TTATGTĐB có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo TTATGTĐB thì đòi hỏi các CQNN phải tăng cƣờng QLNN đối với hoạt động này. QLNN về TTATGTĐB có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với toàn xã hội mà còn đối với các CQNN. Tầm quan trọng của QLNN đối với TTATGTĐB thể hiện ở các phƣơng diện sau đây:

Thứ nhất, QLNN về TTATGTĐB góp phần phát triển kinh tế - xã hội QLNN về TTATGTĐB là phƣơng thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của TTATGTĐB trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. TTATGTĐB là yếu tố hàng đầu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.

Giao thông vận tải nói chung, TTATGTĐB nói riêng đƣợc hình thành trên cơ sở phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động xã hội. QLNN về TTATGTĐB góp phần đảm bảo TTATGTĐB, phát triển giao thông, nhất là phát triển GTĐB và bảo đảm TTATGTĐB với phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. QLNN về TTATGTĐB góp phần xây dựng một mạng lƣới GTĐB có trật tự và an toàn chính là tiền đề, điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lƣợng sản xuất trên lãnh thổ đất nƣớc, đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế.

Thứ hai, QLNN về TTATGTĐB góp phần đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội

16

Hoạt động GTĐB diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cƣ, mọi chủ thể trong xã hội. TTATGTĐB đƣợc bảo đảm, tức giao thông đƣợc thông suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia giao thông đƣợc bảo vệ, ngƣời dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế, v.v.. đƣợc thuận lợi là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. QLNN về TTATGTĐB sẽ đảm bảo cho các quy định pháp luật về TTATGTĐB đƣợc thực thi nghiêm chỉnh, duy trì trật tự, kỷ cƣơng trong xã hội. QLNN về TTATGTĐB nhằm hạn chế các vi phạm về TTATGTĐB, đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn xã hội.

Thứ ba, QLNN về TTATGTĐB góp phần đảm bảo xây dựng chuẩn

mực, văn hóa giao thông

Văn hoá giao thông đƣợc biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của ngƣời tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cƣ xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhƣ một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con ngƣời khi tham gia giao thông.

Thông qua QLNN về TTATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo cho ngƣời dân hình thành đúng chuẩn mực, thái độ và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông. Việc QLNN về TTATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo ý thức tự giác của mọi ngƣời khi tham gia giao thông, nhằm tạo nên thói quen cƣ xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhƣ một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con ngƣời khi tham gia giao thông.

QLNN về TTATGTĐB nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân, đảm bảo tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi

17

ích của cá nhân, tổ chức. Có thể nói rằng QLNN về TTATGTĐB đóng vai trò hết sức quan trọng, nó góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng của ngƣời dân cũng nhƣ đảm bảo cho pháp luật đƣợc tuân thủ và thực hiện một cách đầy đủ. Trách nhiệm đảm bảo TTATGTĐB là trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội, bao gồm nhà nƣớc và công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)