Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, vận tải giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

trách nhiệm.

2.2.5. Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, vận tải giao thông đường bộ bộ

Để thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB thì UBND thành phố Hồ Chí Minh chú trọng tiến hành việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.

Đối với vận tải: Các cơ quan QLNN, các đơn vị vận tải triển khai thực hiện các quy định về quản lý vận tải theo Luật Giao thông đƣờng bộ, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ GTVT về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Sở GTVT đã tổ chức tập huấn, phổ biến các Nghị định của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ ngành về điều kiện, tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô cho các đơn vị vận tải, chủ phƣơng tiện, lái xe, phụ xe.

Về Ngƣời lái: Tổ chức đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe đúng qui định, nâng cao chất lƣợng đào tạo lái xe ô tô, mô tô, sửa đổi phƣơng pháp đào tạo, chấn chỉnh việc đào tạo giấy phép lái xe SHLX của các Trung tâm đào tạo sát hạch.

Về Phƣơng tiện: Chất lƣợng công tác đăng kiểm phƣơng cơ giới đƣờng bộ đã đƣợc chú trọng, đồng thời cũng đã rà soát loại bỏ những phƣơng tiện hết niên hạn sử dụng. Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng và hiện đại với nhiều đƣờng trục liên vùng lớn, hai đƣờng cao tốc chính nối các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm (nhƣ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22). Tuyến đƣờng Xuyên Á AH1 đi qua địa phận của thành phố và tuyến Đƣờng sắt Bắc Nam khởi đầu thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Ga Sài Gòn. Sân bay duy nhất của thành phố, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, cũng là cảng hàng không lớn nhất cả

58

nƣớc [23]. Hiện nay, Thành phố còn sở hữu và vận hành mạng lƣới xe buýt công cộng rộng khắp các quận, huyện và đang phát triển mạng lƣới đƣờng sắt đô thị (metro) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của ngƣời dân.

Xe buýt là phƣơng tiện vận tải hành khách công cộng duy nhất của thành phố. Hoạt động của xe buýt nội thành do Trung tâm Quản lý và Điều hành Vận tải Hành khách Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, một đơn vị trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố, quản lý và điều hành. Số liệu thống kê cho thấy đến cuối năm 2015, Thành phố có 136 tuyến buýt, gồm 2.786 xe đƣợc sử dụng [2].

Thành phố có 2 bến xe khách liên tỉnh đƣợc phân bố ở các cửa ngõ ra vào: Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây cùng vài bến xe phụ trợ ở Quận 8, An Sƣơng và Ngã tƣ Ga. Mạng lƣới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều hãng xe tƣ nhân cũng tham gia vận chuyển hành khách vào các bến bãi không chính thức ở nhiều khu vực nội đô, gần khu dân cƣ và trung tâm du lịch [2].

Thành phố đã lập dự án xây dựng hệ thống đƣờng sắt đô thị gồm 8 tuyến với tổng chiều dài 172km. Hiện tại có 2 tuyến metro số 1 là Bến Thành – Suối Tiên (tổng mức đầu tƣ hơn 47.000 tỷ đồng), số 2 giai đoạn 1 là Bến Thành – Tham Lƣơng (tổng mức đầu tƣ hơn 48.000 tỷ đồng) đã khởi công xây dựng. Năm 2021, Ban Quản lý đƣờng sắt đô thị (MAUR) dự kiến đƣa tuyến metro số 1, Bến Thành – Suối Tiên đi vào hoạt động. Năm 2026, MAUR dự kiến sẽ hoàn tất phần xây dựng cơ bản của tuyến số 2, Bến Thành – Tham Lƣơng [20].

UBND thành phố phối hợp với Bộ GTVT tăng cƣờng kiểm tra và duy tu, sửa chữa hệ thống đƣờng Quốc lộ đi qua địa bàn thành phố để đảm bảo giao thông thông suốt. UBND thành phố cũng đã tăng cƣờng thu hút vốn đầu

59

tƣ nƣớc ngoài, các nguồn vốn đầu tƣ xã hội hóa cũng nhƣ nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hành khách trên địa bàn thành phố. Sở GTVT Hồ Chí Minh thực hiện hiện đúng thời hạn việc khắc phục các “điểm đen” đã đủ hồ sơ quy định; chủ trì phối hợp với Công an thành phố, các quận, huyện, thành phố tiếp tục tiến hành rà soát có kế hoạch loại bỏ, điều chỉnh hoặc bổ sung các biển báo hiệu đƣờng bộ bất hợp lý. Nhanh chóng khắc phục các “điểm đen” đã xác định và có kế hoạch xử lý các điểm mới phát sinh trên đƣờng quốc lộ và trong thành phố, đồng thời rà soát, tổng hợp các điểm đấu nối trên đƣờng Quốc lộ để báo cáo Tổng Cục đƣờng bộ làm thủ tục cấp phép. Sở GTVT Hồ Chí Minh xây dựng biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở các điểm đen, đoạn cua nguy hiểm; Trên cơ sở quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đậu xe, điểm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố, các quận, huyện phải gắn vào quy hoạch của địa phƣơng xác định cụ thể các vị trí xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải ƣu tiên dành quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải. Với mục tiêu xây dựng TP HCM phát triển, bền vững, văn minh, hiện đại và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bƣớc trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thƣơng mại, khoa học – công nghệ của đất nƣớc và khu vực Đông Nam Á, Thành phố phải ƣu tiên xây dựng cơ bản và hoàn chỉnh mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.

Trong đó, phải đạt đƣợc các mục tiêu:

Phát triển mạnh mạng lƣới giao thông đối ngoại để tách dần giao thông đối ngoại với giao thông nội thị nhƣ: Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đƣờng vành đai, các trục hƣớng tâm, xuyên tâm; chuyển cảng biển xuống sâu phía Nam; cải tạo tuyến đƣờng sắt quốc gia tránh giao cắt với các tuyến đƣờng bộ; xây dựng các tuyến đƣờng sắt đô thị…, đồng thời tăng cƣờng phát triển hệ thống, tổ chức giao thông công cộng đô thị với nhiều phƣơng thức, kết nối

60

chặt chẽ các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp tập trung, cảng biển, sân bay và các tỉnh trong khu vực để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế – xã hội của toàn vùng;

UBND thành phố chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng và quản lý hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Việc tổ chức cấp phép cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ đƣợc thực hiện theo đúng quy định. UBND thành phố giao các cơ quan tổ chức thẩm định các nhà thầu thực hiện các dự án. Các dự án phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ đều đƣợc tổ chức đấu thầu công khai và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Công tác đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông đã đƣợc quan tâm, ngành giao thông đã nỗ lực chỉ đạo các phòng chức năng nâng cao khả năng quản lý; chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện các dự án, đảm bảo chất lƣợng.

Tuy nhiên hiện nay do nguồn ngân sách hạn chế nên kinh phí phát triển hạ tầng giao thông đƣờng bộ bị hạn chế. Điều này làm cho hạ tầng giao thông đƣờng bộ chƣa đảm bảo yêu cầu của sự phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông chƣa đƣợc phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, năng lực của các nhà thầu thực hiện các dự án giao thông đƣờng bộ cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy chất lƣợng của một số dự án chƣa cao. Một số dự án giao thông trọng điểm triển khai còn chậm, tình trạng ngập nƣớc còn diễn ra nhiều nơi đã tác động tiêu cực đến trật tự an toàn giao thông, lề đƣờng, vỉa hè bị tái lấn chiếm vẫn còn diễn ra và chƣa thật sự có giải pháp căn cơ và hữu hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)