Xây dựng các quy hoạch, đề án trong lĩnh vực trật tự an toàn giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 61)

giao thông đường bộ

Cùng với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo điều hành thì UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án về TTATGTĐB. UBND thành phố đặc biệt coi trọng công tác này, và coi đây là một khâu then chốt trong hoạt động QLNN về TTATGTĐB. UBND thành phố ra công văn số 4152VP- ĐTMT ngày 13/5/2015 tiếp công văn số 2021/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 23/4/2015 của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam về triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTG ngày 19/6/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Kế hoạch lập lại trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt giai đoạn 2014-2020.

Trong đó, liên quan đến lĩnh vực ATGĐB quy hoạch cũng đã xác định nhiều nội dung nhƣ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các phƣơng tiện, bến xe,... Quy hoạch cũng đƣa ra định hƣớng về phát triển giao thông đƣờng bộ ở đô thị. UBND thành phố đã thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển GTVT thành phố , hội đồng thẩm định các tuyến Metro. Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định và cho ý kiến đối với Quy hoạch phát triển GTVT của thành phố. Sở GTVT đã tiếp thu và điều chỉnh Quy hoạch theo góp ý của Hội đồng thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt. Để đảm bảo phát triển các bến xe trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố đã tham mƣu xây dựng và trình UBND thành phố Đề án quy hoạch bến xe trên địa bàn thành phố.

45

Đề án quy hoạch bến xe đã định hƣớng cho việc phát triển hệ thống bến xe trên địa bàn thành phố. Đề án nhằm hƣớng tới xây dựng hệ thống bến xe đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phƣơng. Đề án cũng đã căn cứ vào thực tiễn của các quận, huyện để xây dựng bến xe cho phù hợp với yêu cầu. Đề án quy hoạch bến xe Đông, bến xe miền Tây mới, cải tạo và chỉnh trang toàn bộ Bến xe An Sƣơng là một công cụ quan trọng để phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ.

Thực hiện 7 chƣơng trình hành động theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 10, ngày 26/4/2017, tổng công ty SAMCO đã chính thức khởi công xây dựng Bến xe Miền Đông mới. Nằm tại vị trí giáp ranh giữa TP.HCM và tỉnh Bình Dƣơng, Bến xe Miền Đông mới đƣợc kỳ vọng sẽ giữ vai trò là đầu mối giao thông trọng yếu trong hệ thông giao thông vận tải của thành phố. Ngoài xe khách liên tỉnh, bến xe mới sẽ có nhiều phƣơng thức vận tải hành khách công cộng để phục vụ việc chuyển tiếp hành khách vào trung tâm thành phố và các đô thị vệ tinh nhƣ: tuyến Metro số 1 (Bến Thành- Suối Tiên), tuyến xe buýt nhanh đi thành phố mới Bình Dƣơng và các tuyến xe buýt, taxi để đƣa đón khách, kết nối thuận tiện giữa các phƣơng thức vận tải, giữa TP.HCM với các đô thị vệ tinh. Đƣợc triển khai bởi đồng chủ đầu tƣ SAMCO của bến xe miền Đông mới, bến xe miền Tây mới cũng đang đƣợc quy hoạch. Bến xe miền Tây mới là đầu mối giao thông quan trọng của thành phố, đảm bảo sự kết nối, liên thông của hệ thống giao thông công cộng khu vực trên các trục quốc lộ 1, đƣờng cáo tốc TP.HCM- Trung Lƣơng và đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện hữu, đảm bảo kết nối các khu dân cƣ, khu đô thị mới [23]. Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Quy hoạch này xuất phát từ Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quy hoạch phát triển

46

mạng lƣới cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ xác định rõ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, nhất là hệ thống đƣờng giao thông đƣờng bộ đảm bảo yêu cầu phát triển hệ thống giao thông. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đang đặt ra những yêu cầu về hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng bộ vì vậy việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ là hết sức cần thiết.

UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch về luồng tuyến phát triển vận tải bao gồm vận tải hàng hóa, vận tải hành khách. Đồng thời cũng đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phƣơng tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe. UBND thành phố cũng đã xây dựng quy hoạch về quỹ đất dành cho giao thông nói chung và TTATGTĐB nói riêng. Quỹ đất đƣợc tính toán theo Nghị định số 100/2013/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình giao thông đƣờng bộ.

Tuy nhiên, hiện nay công tác xây dựng quy hoạch về TTATGTĐB cũng gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Theo đó, công tác phối hợp giữa sở Giao thông vận tải với sở Xây dựng, sở Tài nguyên môi trƣờng, các Sở ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, chƣa thực sự chặt chẽ. Các quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về hạ tầng giao thông đƣờng bộ chƣa thực sự đồng bộ với nhau. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng quy hoạch về hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn do tình trạng gia tăng dân số quá nhanh tại đô thị cùng với nhu cầu đi lại lớn. Nhiều Dự án giao thông đƣờng bộ không thể thực hiện đƣợc hoặc tiến độ thực hiện chậm do khâu thu hồi đất thực hiện các dự án TTATGTĐB gặp nhiều khó khăn.

47

2.2.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ toàn giao thông đường bộ

Đối với công tác QLNN trên các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực QLNN về TTATGTĐB nói riêng thì việc xây dựng tổ chức bộ máy là hết sức cần thiết. UBND thành phố đã chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB.

Hiện nay UBND thành phố trực tiếp và thống nhất QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Trong đó, sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mƣu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB. Bên cạnh đó Ban An toàn giao thông thành phố cũng chịu trách nhiệm tham mƣu cho UBND thành phố trong công tác QLNN. Ngoài ra UBND thành phố cũng đã tiến hành phân cấp nhất định cho UBND các quận, huyện, trong việc QLNN về TTATGTĐB. Trong đó:

- UBND thành phố thống nhất thực hiện QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố;

- Sở Giao thông vận tải thành phố là cơ quan tham mƣu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB;

- Ban An toàn giao thông thành phố là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn;

- Các sở, ban ngành có nhiệm vụ phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của UBND thành phố.

- UBND các quận, huyện thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn cấp huyện và theo sự phân công, phân cấp của UBND thành phố. UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành phân

48

công cho các Sở ban ngành, Ban An toàn giao thông thành phố và UBND các quận, huyện trong việc thực hiện cũng nhƣ phối hợp thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố. Việc phân công chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan đƣợc UBND thành phố chú trọng thực hiện. Việc phân công phối hợp đƣợc tiến hành tƣơng đối khoa học và chặt chẽ. Về các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở Giao thông vận tải tham mƣu thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn TP.HCM đƣợc xác định nhƣ sau:

- Thanh tra Sở: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;

- Phòng Pháp chế - An toàn: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở công tác pháp chế và an toàn giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, tham mƣu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở;

- Phòng Quản lý vận tải, phƣơng tiện và ngƣời lái: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về vận tải, phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa, đƣờng sắt đô thị;

- Phòng Quản lý chất lƣợng công trình giao thông tham mƣu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kỹ thuật, chất lƣợng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. Ngoài Sở Giao thông vận tải thì cơ cấu tổ chức của Ban An toàn giao thông thành phố cũng đƣợc chú trọng và hoàn thiện. UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, từng bƣớc kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban An toàn giao thông thành phố. UBND thành phố cũng đã tiến hành ban hành tiêu chí đánh giá kết

49

quả hoạt động của Ban An toàn giao thông các quận,huyện, phƣờng trong đó có lĩnh vực TTATGTĐB. Các tiêu chí này là cơ sở quan trọng để UBND thành phố đánh giá kết quả hoạt động của Ban ATGTĐB các quận,huyện, phƣờng để từ đó có các giải pháp nhằm kiện toàn Ban An toàn giao thông của các quận,huyện, phƣờng.

Tuy nhiên chƣa phân định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng lực lƣợng nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có những hạn chế nhất định. Hiện nay việc phối hợp giữa các CQNN trong công tác QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố chƣa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác phối hợp giữa sở Giao thông vận tải thành phố với các sở ban ngành và UBND các quận,huyện chƣa thực sự thống nhất.

Bảng 2.2: Về nhân sự làm công tác ATGT thành phố Hồ Chí Minh

STT CƠ QUAN SỐ LƢỢNG GHI CHÚ

1 Ban ATGT thành phố 210

2 Ban ATGT các quận, huyện 315

3 Cảnh sát giao thông(phòng CSGT thành

phố và đội CSGT quận, huyện) 2100

4

Đội CSGT phòng PC46( Phòng Quản lý hành chính và trật tự xã hội) công an thành phố

1720

5 Thanh tra giao thông sở GTVT 218 6 Ban an toàn giao thông thuộc sở GTVT 15 7 Phòng pháp chế thuộc sở GTVT 18

50

Ngoài ra còn có các lực lƣợng khác nhƣ: Cảnh sát trật tự các quận, huyện, lực lƣợng công an phƣờng, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng tham gia phối hợp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nhân sự của các cơ quan thực hiện và tham mƣu thực hiện chức năng QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố từng bƣớc đƣợc củng cố và bổ sung. Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác QLNN về TTATGTĐB thì việc phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác này cũng đƣợc UBND thành phố chú trọng. UBND thành phố hƣớng tới hoàn thiện đội ngũ nhân sự cả về số lƣợng và chất lƣợng cho các CQNN, các cơ quan tham mƣu giúp UBND thành phố thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB. UBND thành phố luôn có những giải pháp để thu hút cũng nhƣ phát triển đội ngũ nhân sự thực hiện việc QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố.

Để đảm bảo cho đội ngũ nhân sự hoạt động hiệu quả thì UBND thành phố chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nhân sự. Có thể nói đội ngũ nhân sự làm công tác đảm bảo TTATGTĐB thành phố cũng nhƣ thực hiện công tác QLNN về TTATGTĐB thành phố ngày càng đƣợc hoàn thiện. UBND thành phố phối hợp với Bộ GTVT thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về TTATGTĐB cũng nhƣ công tác đảm bảo TTATGTĐB. Hằng năm lực lƣợng này đều đƣợc tập huấn bồi dƣỡng về nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về TTATGTĐB. Vì vậy chất lƣợng của đội ngũ CBCC ngày càng đƣợc nâng lên.

Tuy nhiên đội ngũ nhân sự làm công tác QLNN về TTATGTĐB cũng còn những hạn chế nhất định. Hiện nay số nhân sự làm công tác QLNN về TTATGTĐB còn thiếu, nhất là đội ngũ Cảnh sát giao thông đƣờng bộ, Thanh tra giao thông. Vì vậy việc tuần tra, kiểm tra, điều tiết TTATGTĐB chƣa đáp ứng yêu cầu, nhất là vào những thời điểm cao điểm. Bên cạnh đó, hiện nay khối lƣợng công việc của đội ngũ CBCC là tƣơng đối lớn nên việc tham gia

51

các lớp tập huấn, bồi dƣỡng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay tình trạng công chức kiêm nhiệm cũng diễn ra khá phổ biến. Một số công chức chƣa nắm nhiều về kiến thức về GTVT cũng nhƣ TTTATGTĐB nên khó khăn trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)