Quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Quản lý nhà nước

Quản lý nói chung là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Tùy vào mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu sẽ có các chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý khác nhau.

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy sự ổn định và phát triển xã hội” [19, tr.3].

Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong

quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nƣớc bao gồm các đặc điểm cơ bản sau đây :

- Chủ thể quản lý nhà nƣớc là các cơ quan, ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nƣớc

- Đối tƣợng quản lý nhà nƣớc là các cá nhân, cơ quan tổ chức trong phạm vi tác động của quản lý nhà nƣớc

- Phạm vi quản lý nhà nƣớc là trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ : kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh…

- Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong đồi sống xã hội.

- Nội dung, hình thức, phƣơng pháp và công cụ quản lý nhà nƣớc do pháp luât quy định.

1.2.1.2. Quản lý nhà nước về Hải quan - Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hải quan:

Có thể nói, hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của Chính Phủ, có nhiệm vụ thay mặt Nhà nƣớc để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nƣớc về hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu; chống buôn lậu, gian lận, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; thực hiện thống kê nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Quản lý nhà nƣớc về hải quan là việc cơ quan hải quan sử dụng quyền lực nhà nƣớc để tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Quản lý nhà nƣớc về hải quan đảm bảo sự chấp hành pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tạo thuận lợi

cho thƣơng mại, thúc đẩy đầu tƣ, sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đồng thời đóng góp nguồn thu không nhỏ cho ngân sách nhà nƣớc. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cơ quan hải quan phải đối mặt với những thách thức rất lớn: sự gia tăng về quy mô, tính phức tạp của các hoạt động thƣơng mại quốc tế; nguy cơ gian lận cao khi thực hiện môi trƣờng thông thƣơng điện tử; mối đe dọa môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng; nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế liên quan lĩnh vực hải quan; yêu cầu đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động thƣơng mại hợp pháp đồng thời tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, có thể rút ra khái niệm quản lý nhà nƣớc về hải quan nhƣ sau: quản lý nhà nƣớc về hải quan là việc cơ quan hải quan sử dụng quyền lực nhà nƣớc để tổ chức thực hiện các quy định liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý nhà nƣớc về hải quan đảm bảo sự chấp hành pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Nội dung quản lý nhà nƣớc về hải quan:

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam

+ Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; + Hƣớng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;

+ Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;

+ Đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;

+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại;

+ Thống kê nhà nƣớc về hải quan; + Hợp tác quốc tế về hải quan.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan

1.2.1.3. Quản lý nhà nước đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Hải quan là quản lý đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu đúng và phù hợp với cam kết quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, thực hiện đúng các chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tƣ, thƣơng mại; đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách quốc gia; là nguồn số liệu thống kê ngoại thƣơng phục vụ cho đàm phán thƣơng mại song phƣơng, đa phƣơng.v.v.

Nhƣ vậy, có thể quan niệm quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện và thi hành pháp luật trong việc xác định trị giá tính thuế, chống gian lận thƣơng mại, bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nƣớc.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

- Ban hành chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật, các biện pháp quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Nhà nƣớc ban hành các quy định pháp luật về quản lý đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu phù hợp với từng thời kỳ, phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đặt ra. Trƣớc hết là các quy định pháp lý đƣợc đề cập trong các bộ luật cơ bản nhƣ Luật Hải quan, Luật quản lý thuế, Luật quản lý ngoại thƣơng….các quy định pháp luật mang tính chuyên ngành nhƣ Luật Thuế XNK, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…Tiếp đến là các biện pháp, công cụ cụ thể để quản lý công tác xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra…

Cơ sở pháp lý để quản lý nhà nƣớc đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ những việc cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện, những điều ngƣời khai báo phải thực hiện. Mọi quy định đều hƣớng đến thực hiện và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết…

- Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào, đó là cơ cấu tổ chức. Sự hợp lý của tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực góp phần cho hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với việc xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực hiệu quả. Hiện nay, tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, nhiệm vụ quản lý xác định trị giá tính thuế chủ yếu tập trung tại cấp Chi cục, đƣợc thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tổ chức mô hình bộ máy triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra xác định trị giá tính thuế một cách hiệu quả, thông suốt theo hƣớng tạo điều kiện trong khi làm thủ tục hải quan, đảm bảo thông quan nhanh chóng, không gây ách tắc, kéo dài thời gian chờ thông quan nhƣng đảm bảo kiểm soát đƣợc gian lận qua khai báo giá, nhƣ vậy việc quản lý tập trung vào khâu hậu kiểm nhƣ hiện nay là hợp lý.

Vấn đề còn lại là chất lƣợng nhân lực trực tiếp làm công tác kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Trên thực tế, đây là yếu tố thực sự ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

- Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đối với việc quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

Pháp luật chỉ trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý nhà nƣớc đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu khi nó đƣợc các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiêm. Do vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả, hiệu lực quản lý của nhà nƣớc đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

Tổ chức thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động, có mục đích làm cho các quy định của pháp luật trở thành hành vi xử sự của chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu cần quan tâm đến việc phân công rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức để tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự am hiểu về pháp luật của đội ngũ công chức thực thi; đề cao vai trò trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện pháp luật đúng đắn, khách quan và công bằng xã hội.

Việc tổ chức thực hiện các quy định đối với việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu bao gồm công việc cụ thể nhƣ :

+Thực hiện kiểm tra việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật về xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của ngƣời khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan.

+ Thực hiện xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo các phƣơng pháp phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

+ Tham vấn giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu: Tham vấn giá trị tính thuế là một hoạt động nghiệp vụ hải quan trong quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế khi làm thủ tục hải quan. Căn cứ các thông tin thu thập đƣợc,

cơ quan hải quan có nghi vấn về giá trị tính thuế theo khai báo của ngƣời khai hải quan thì sẽ tổ chức tham vấn. Mục đích của tham vấn là để chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo của ngƣời khai hải quan trƣớc những nghi vấn của cơ quan hải quan và tạo điều kiện cho ngƣời khai hải quan giải trình và cung cấp những chứng từ tài liệu có liên quan tính trung thực của giá khai báo. Trên cơ sở các nguồn thông tin giá trong nội bộ ngành hải quan (khai thác từ cơ sở dữ liệu giá) và các nguồn thông tin khác nhƣ thông tin do các Bộ, Ngành, Hiệp hội…, thông tin do Hải quan các nƣớc cung cấp…và đối thoại với doanh nghiệp trong quá trình tham vấn, cơ quan hải quan sẽ xác định giá trị tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu đảm bảo khách quan, chính xác phù hợp với các cam kết quốc tế.

+ Quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá : Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do ngƣời khai hải quan khai báo, cung cấp cho cơ quan Hải quan hoặc do cơ quan Hải quan thu thập đƣợc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đƣợc quản lý và sử dụng trong nội bộ ngành Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra giá trị khai báo, xác định giá trị tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Cơ sở dữ liệu giá là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thông qua việc cung cấp thông tin về giá những mặt hàng giống hệt và tƣơng tự đƣợc nhập khẩu. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra giá trị khai báo của doanh nghiệp.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy trình xác định giá trị tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại các đơn vị hải quan cấp cơ sở, qua đó để chấn chỉnh các sai sót… cũng nhƣ đúc rút ra các kinh nghiệm từ thực tế để áp dụng và nâng cao trong công tác quản lý đối với việc xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu.

1.3.Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

- Hệ thống pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật:

Pháp luật là công cụ quan trọng và chủ yếu nhất trong quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Hệ thống pháp luật hoàn thiện thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Ngƣợc lại nếu pháp luật không hoàn thiện, có nhiều quy định không phù hợp, chồng chéo, mâu thuẫn với nhau thì sẽ cản trở, tác động tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nƣớc. Cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật của nƣớc ta, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng đã và đang tích cực hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sơ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động hải quan. Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, chắp vá thiếu thống nhất trong một văn bản cũng nhƣ một văn bản với một hệ thống pháp luật. Có những văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề nhƣng nội dung quy định lại khác nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện. Nhiều quy định chỉ dừng ở nguyên tắc chung, mang tính chất khung, thiếu những quy định chi tiết, cụ thể… Với đặc thù là cơ quan quản lý liên quan đến nhiều văn bản quy phạm của nhiều chuyên ngành khác nhau, Do vậy, tình trạng này cần phải đƣợc khắc phục bằng việc thực hiện các giải pháp :

+ Chú trọng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nƣớc về hải quan; kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung phù hợp và khả thi.

+ Triển khai nghiên cứu, có ý kiến tham gia trong quá trình ban hành Luật và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan

Trong bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào việc hợp lý trong cơ cấu tổ chức có tác dụng quan trọng làm cho cơ quan, tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Sự hợp lý của tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hải quan góp phần là cho hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với việc xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu đạt hiệu quả. Hiện tại, các cấp tổ chức bộ máy hải quan phù hợp với cấp về hành chính thuận lợi cho các hoạt động mang tính hành chính; mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)