Thực trạng quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hả

đảm bảo thực hiện đúng chủ trƣơng, chiến lƣợc của ngành về cải cách thủ tục hành chính, thời gian thông quan hàng nhƣng vẫn đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh thất thu thuế nộp ngân sách nhà nƣớc.

2.2. Thực trạng quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum

2.2.1.Thực trạng hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu

2.2.1.1. Hệ thống văn bản

- Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 1991 (đƣợc bổ sung và sửa đổi năm 1993 và năm 2005) ban hành ngày 26/12/1991 là văn bản đầu tiên ghi nhận định hƣớng về quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu hƣớng tới thực hiện cam kết quốc tế. Theo quy định của Luật này thì cơ sở xác định trị giá đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp

đồng, đối với hàng nhập khẩu thì trị giá tính thuế là giá mua tại cửa khẩu nhập kể cả phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng. Việc quy định này đã đánh dấu bƣớc tiến đang kể trong công tác quản lý trị giá tính thuế căn cứ vào giá hợp đồng mua bán, tuy nhiên vẫn chƣa bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng bảng giá tối thiểu. Luật vẫn quy định trong trƣờng hợp hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo phƣơng thức không có hợp đồng mua bán hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tại cửa khẩu thì trị giá tính thuế là giá do Hội đồng Bộ trƣởng quy định.

- Tiếp theo các quy định về xác định trị giá tính thuế liên tục ra đời và cũng liên tục đƣợc thay đổi cho phù hợp với tình hình. Đầu tiên phải kể đến sự ra đời Luật Hải quan số 10/2001/L/CTN ngày 12/07/2001. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2002/NĐ-CP quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/07/2002. Nghị định này đã quy định việc xác định trị giá tính thuế nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế, điều kiện và tiến trình đàm phán khi gia nhập WTO mà Việt Nam đã cam kết trong các phiên đàm phán. Ngày 08/12/2003 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 118/2003/TT-BTC hƣớng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 29/12/2003. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, theo quy định của Nghị định số 60/2002/NĐ-CP thì việc áp dụng xác định trị giá tính thuế chỉ giới hạn cho một số đối tƣợng. Cụ thể đối tƣợng đó bao gồm:

+ Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam hoạt động theo Luật Đầu tƣ;

+ Hàng hóa có xuất xứ từ Hoa kỳ;

+ Hàng hóa có xuất xứ từ các nƣớc ASEAN thực hiện theo Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

Bên cạnh việc áp dụng cho một số đối tƣợng nêu trên, Việt Nam vẫn duy trì các nguyên tắc xác định trị giá theo bảng giá tối thiểu cho các đối tƣợng còn lại.

- Bảng giá tối thiếu đối với hàng hóa nhập khẩu vẫn đƣợc áp dụng đối với hầu hết các đối tƣợng hàng hóa nhập khẩu đến năm 2004 khi Thông tƣ số 87/2004/TT-BTC ngày 30/09/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ra đời, đã chính thức bãi bỏ việc xác định giá tối thiểu đối với hàng hóa nhập khẩu và chính thức áp dụng các nguyên tắc xác định trị giá theo GATT đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu. Đây là một bƣớc tiến dài của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. Giai đoạn sau này, Việt Nam đã nội luật hóa các cam kết, tuân thủ đầy đủ các quy định nhƣ: Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định về xác định trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006 (Nghị định này thay thế Nghị định 60/2002/NĐ-CP). Nghị định đã thể hiện việc tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể: Đối tƣợng áp dụng việc xác định trị giá tính thuế: áp dụng cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các quốc gia. Các phƣơng pháp xác định trị giá: áp dụng đầy đủ 6 phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế. Việt Nam không áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế mà áp dụng tuần tự 06 phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay tại phƣơng pháp nào xác định đƣợc trị giá của hàng nhập khẩu. Ngƣời nhập khẩu đƣợc quyền yêu cầu cơ quan Hải quan đảo lộn trình tự áp dụng phƣơng pháp trị giá khấu trừ và phƣơng pháp giá trị tính toán để xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu. Trong trƣờng hợp cần thiết, có thể sử dụng giá bán của hàng nhập khẩu tại nƣớc nhập khẩu sau khi đã thực hiện gia công, chế biến thêm đối với hàng nhập khẩu khi áp dụng trị giá khấu trừ. Khi đó, cơ quan Hải quan sẽ phải khấu trừ các chi phí

gia công, chế biến thêm do doanh nghiệp xuất trình các chứng từ kế toán phù hợp với nguyên tắc kế toán mà Luật pháp quy định. Để có các hƣớng dẫn rõ hơn khi thực hiện, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tƣ 113/2005/TT- BTC ngày 15/12/2005 hƣớng dẫn thực hiện chi tiết Nghị định 155/2005/NĐ- CP nói trên.

Nhƣ vậy, quá trình xây dựng các văn bản pháp luật của Việt Nam về quản lý trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đã trải qua nhiều giai đoạn, đã đƣợc sửa đổi bổ sung tƣơng đối phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế theo từng thời kỳ, nhất là kinh tế đối ngoại của đất nƣớc, mục tiêu là hƣớng tới phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ 2007, sau nhiều năm quyết tâm, nỗ lực đàm phán, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, lúc này việc thực hiện cam kết về xác định trị giá hải quan theo GATT là yêu cầu bắt buộc. Đồng thời đòi hỏi các văn bản quy phạm phải giải quyết triệt để các vấn đề vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về xác định trị giá tính thuế tiếp tục đƣợc đặt ra.

- Từ thời điểm năm 2014 đến nay, những quy định về công tác quản lý trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tƣơng đối hoàn thiện và đầy đủ với những văn bản hiện đang có hiệu lực đã thực sự giải quyết đƣợc các vƣớng mắc, phát sinh trong thực tiễn triển khai quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:

+ Luật Hải quan số 12/2014/CTN đƣợc Quốc hội 13 ban hành ngày 30/6/2014: Đây là văn bản pháp lý cao nhất hƣớng dẫn các hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan nói chung, quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế hàng hóa nói riêng.

Liên quan đến lĩnh vực trị giá tính thuế, Luật đã giải quyết đƣợc tồn tại, hạn chế phát sinh trong thực tiễn. Điều 86 quy định trị giá hải quan đói với

hàng hóa nhập khẩu là giá phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Để xác định cửa khẩu nhập đầu tiên theo quy định của Luật, nghị định 08/2015/NĐ-CP (đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP) quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan đã quy định rõ việc xác định cửa khẩu nhập đầu tiên đối với từng phƣơng thức vận chuyển nhƣ vận chuyển bằng phƣơng thức đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng bộ và vận tải đƣờng sắt.

Nhƣ vậy, Luật Hải quan năm 2014 và văn bản quy phạm pháp luật dƣới luật đã giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện xác định trị giá tính thuế khi thực hiện theo Luật hải quan cũ nhƣ: Giải quyết vƣớng mắc về xác định cửa khẩu nhập làm căn cứ tính thuế, quy định rõ việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ GATT.

+ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2015/QH13 ngày 14/06/2005; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, đƣợc sửa đổi bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, Luật số 71/2014/QH13 ngày 6/11/2014:

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2015/QH13 đã thay thế Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2001 đƣợc sửa đổi năm 2005. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế và công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu.

Nội dung của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đƣợc đánh giá đã cụ thể hóa các cam kết quốc tế liên quan đến thuế xuất nhập khẩu theo hƣớng ổn định, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử, phù hợp với tiến trình cải cách đồng bộ chính sách thuế, góp phần ổn định nguồn thu ngân sách. Luật đã kế thừa các quy định hiện hành đang phát huy hiệu quả, bổ sung những quy

định chƣa đồng bộ, đảm bảo thuận lợi cho thƣơng mại, đầu tƣ trong khi vẫn đảm bảo vai trò quản lý Nhà nƣớc trong chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

+ Thông tƣ số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tƣ):

Thông tƣ đã quy định rõ các khái niệm nhƣ phí môi giới, phần mềm, phƣơng tiện trung gian, các khái niệm dễ gây nhần lẫn hoặc lợi dụng đánh tráo khái niệm để gian lận thuế. Việc quy định đã giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong thực tiễn khi thực hiện quản lý xác định trị giá hàng nhập khẩu. Khi các khái niệm không đƣợc văn bản quy phạm pháp luật quy định, sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau, sự tùy tiện trong xác định các khoản phải cộng hoặc đƣợc trừ ra khỏi trị giá tính thuế.

Thông tƣ cũng quy định rõ việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ theo GATT, đồng thời xử lý tồn tại, bất cập khi thực hiện thông tƣ 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 khi phân bổ các khoản điều chỉnh cộng. Tại thông tƣ cũ, việc quy định cứng nhắc các phƣơng pháp phân bổ trị giá đối với các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đã gây không ít khó khăn đối với doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan hải quan, vì thực tế, nhiều mặt hàng nhập khẩu, vì tính chất hàng hóa, không thể phân bổ đƣợc trị giá theo phƣơng pháp quy định cứng tại Thông tƣ 205/2010/TT-BTC.

Đối với việc xác định trị giá hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán, Thông tƣ cũng quy định việc xác định trị giá theo khai báo của ngƣời khai hải quan, tuy nhiên, nếu có cơ sở nghi ngờ, cơ quan hải quan có quyền xác định lại trị giá tính thuế.

Việc đƣa quy định, đối với hàng hóa đã khai đủ thông tin về trị giá tính thuế khi khai tờ khai hải quan điện tử, đủ điều kiện áp dụng trị giá giao dịch

thì không phải khai tờ khai trị giá tính thuế. Nhƣ vậy việc khai trị giá tính thuế sẽ đƣợc tích hợp trên tờ khai hải quan điện tử, hệ thống hỗ trợ tự tính trị giá tính thuế, thay thế việc phải khai riêng tờ khai trị giá tính thuế và tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhƣ trƣớc đây. Quy định này đã tạo điều kiện đối với doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa, giảm thiểu thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Cơ sở dữ liệu trị giá của ngành hải quan trƣớc đây đƣợc ban hành theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính, tuy nhiên đến nay đã đƣợc đƣa vào mục III Thông tƣ. Nhƣ vậy, công cụ hữu hiệu để thực hiện quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng của cơ quan hải quan có khung pháp lý vững chắc, tạo điều kiện để cơ quan hải quan thu thập thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra, tham vấn trị giá. Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quy định việc cơ quan hải quan phải thực hiện việc thu thập, xây dựng, bổ sung, cập nhật đầy đủ, kịp thời biến động về giá đối với các mặt hàng cụ thể nhằm phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về trị giá tính thuế.

+ Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan:

Quy trình này hƣớng dẫn việc kiểm tra trị giá tính thuế khai báo, tham vấn, xác định trị giá tính thuế; Phân định trách nhiệm của từng cấp, từng bộ phận đối với nghiệp vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế và đƣợc thực hiện đồng thời với Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của hải quan các cấp; Quy trình kiểm tra thuế và ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.

Trong Quy trình này, cũng quy định chi tiết về kiểm tra, xác định trị giá tại cấp Chi Cục, tại cấp Cục; về tham vấn, về nguyên tắc, thẩm quyền ký duyệt kết quả xác định trị giá, thời gian xác định giá, thời hạn ra quyết định ấn định thuế của khi cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá tính thuế.

Nguyên tắc khi thực hiện Quy trình là đối với hàng hóa, trong khi làm thủ tục hải quan, nếu đủ cơ sở bác bỏ trị giá tính thuế khai báo thì cơ quan hải quan phải xử lý dứt điểm trong quá trình làm thủ tục, không để lại kiểm tra sau thông quan.

+ Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình kiểm tra sau thông quan:

Đây là Quy trình quy định trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan các cấp, trong đó nội dung kiểm tra trị giá tính thuế đối với hàng hóa là nội dung trọng yếu bên cạnh nội dung kiểm tra về tuân thủ chính sách mặt hàng, việc tuân thủ thủ pháp luật hải quan.

2.2.1.2.Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan

Cơ sở dữ liệu giá là thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do ngƣời khai hải quan khai báo, cung cấp cho cơ quan Hải quan hoặc do cơ quan Hải quan thu thập đƣợc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, đƣợc quản lý và sử dụng trong nội bộ ngành Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Cơ sở dữ liệu giá là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thông qua việc cung cấp thông tin về giá những mặt hàng giống hệt và tƣơng tự đƣợc nhập khẩu. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp.

Cơ sở dữ liệu giá và việc thu thập, khai thác, quản lý và sử dụng thông tin dữ liệu giữa Tổng cục - Cục Hải quan địa phƣơng và các Chi cục là điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại cục hải quan gia lai kon tum (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)