6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc
*Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý
Thực tế cho thấy công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả cao khi tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng Đại học công lập. Do đó nhà nƣớc cần hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến việc thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP nhằm tạo môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh giúp các trƣờng Đại học công lập chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Hoạt động giáo dục đào tạo hiện nay phong phú và đa dạng, ngoài các hệ đòa tạo chính quy, không chính quy, đào tạo từ xa…còn có các phƣơng thức đào tạo cấp bằng, liên kết nƣớc ngoài, đào tạo chứng chỉ. Cho nên cần có các văn bản hƣớng dẫn thực hiện quản lý nguồn lực tài chính cho phù hợp với từng phƣơng thức đào tạo.
* Hoàn thiện phƣơng thức giao ngân sách cho giáo dục đại học
Nhà nƣớc ta cần đƣa ra những tiêu chuẩn định mức rõ ràng để làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các trƣờng, chuyển đổi cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay chủ yếu dựa vào đầu vào hay chỉ tiêu đào tạo, phân bổ chƣa tính đến khối ngành đào tạo sang cơ chế phân bổ mới dựa trên cơ sở đầu ra và dựa trên lực lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện cơ sở vật chất, dựa trên kết quả kiểm định về chất lƣợng đào tạo của các trƣờng Đại học công lập. Việc đổi mới cơ chế phân bổ NS bằng cách dựa trên cơ sở đầu ra hơn là dựa trên cơ sở đầu vào. Các chỉ số thực hiện để sử dụng xác định mức độ cấp phát ngân sách có thể là số lƣợng sinh viên tốt nghiệp hàng năm, số lƣợng giảng viên cơ hữu, điều kiện CSVC và kết quả kiểm định chất lƣợng của trƣờng đại học. Đối với cơ chế phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học thì dựa trên đánh giá chất lƣợng của các công trình nghiên cứu, sản phẩm do kết quả các đề tài đem lại và các đề tài cấp bộ, cấp nhà nƣớc nên phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo hình thức đấu thầu.
* Tăng quyền tự chủ cho các trƣờng Đại học công lập
Để các trƣờng Đại học công lập chủ động hơn trong đào tạo và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu xã hội và duy trì chất lƣợng thì nhà nƣớc cần đổi mới quản lý, trao
quyền tự chủ nhiều hơn cho các trƣờng về thực hiện chƣơng trình đào tạo, tuyển sinh và cấp văn bằng các hình thức đào tạo.
Nhà nƣớc cần phải thay đổi phƣơng thức đào tạo,thay vì quy định và trực tiếp tổ chức biên soạn chƣơng trình khung. Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ cần quản lý khung chƣơng trình, trao quyền xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo cho các trƣờng. Nhà nƣớc thực hiện quản lý chƣơng trình thông qua quy định chung về khung chƣơng trình gồm cấu trúc, cơ cấu và khối lƣợng kiến thức, khung thời gian đào tạo, mức trình độ hay chuẩn đầu ra và các học phần bắt buộc. Một trƣờng đại học căn cứ vào khung chƣơng trình và danh mục ngành nghề đào tạo để xây dựng, phát triển chƣơng trình đào tạo cụ thể.
Nhà nƣớc cần trao cho các trƣờng ĐHCL đƣợc tự chủ trong công tác tuyển sinh. Để các trƣờng tự chủ, nhà nƣớc cần giao toàn bộ công tác tuyển sinh, từ khâu ra đề cho tới xét tuyển cho các trƣờng. Để đảm bảo chất lƣợng và công bằng, nhà nƣớc quy định các tiêu chuẩn đầu vào cơ bản và tối thiểu.
Nhà nƣớc giao cho các trƣờng chủ động xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với khả năng đào tạo, nghiên cứu, CSVCvà tài chính của mình và nhu cầu xã hội. Trong trƣờng hợp sử dụng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành khung xét tuyển để căn cứ cho các trƣờng chủ động xây dựng phƣơng án tuyển sinh và thông báo công khai để ngƣời học, ngƣời dân biết và giám sát.
Về hệ thống cấp bằng, nhà nƣớc cần trao cho các trƣờng quyền thiết kế, in ấn và cấp văn bằng. Giúp tạo ra nét đặc trƣng riêng về văn bằng cho từng trƣờng. Trong điều kiện hiện nay, việc trao quyền từ chủ trong quyết định về tuyển sinh, chƣơng trình đào tạo, cấp văn bằng các hình thức đào tạo trƣớc tiên nên trao cho các trƣờng đại học công lập trọng điểm quốc gia, bởi lẽ, các trƣờng này có điều kiện tốt hơn về đội ngũ giảng viên, về CSVC, khả năng tài chính và có kinh nghiệm trong quản lý. Qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm để thực hiện trao quyền tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn về đào tạo cho các trƣờng ĐHCL khác
* Tăng cƣờng đầu tƣ của nhà nƣớc về xây dựng cơ sở vật chất cho các trƣờng đại học công lập
Các ĐHCL có tỷ lệ diện tích giảng đƣờng, phòng học, phòng thí nghiệm, thƣ viện… trên đầu sinh viên thấp hơn nhiều só với quy định của nhà nƣớc. Đặc biệt các trƣờng đại học công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính gặp rất nhiều khó khăn về đầu tƣ trang bị CSVCdo không đƣợc NSNN cấp và không tăng nguồn thu do bị khống chế bởi mức trần học phí. Do đó, để đảm bảo chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ việc thực hiện tự chủ của các trƣờng đƣợc thuận lợi, nhà nƣớc cần tập trung tăng cƣờng đầu tƣ CSVCcho các trƣờng đại học công lập đặc biệt tập trung đầu tƣ về đất đai, tài chính để xây dựng CSVC cho các trƣờng đảm bảo trƣờng có CSVCkhang trang đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu đào tạo.