Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương (Trang 108 - 111)

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Việc xã hội hoá giáo dục chƣa đƣợc thể chế hoá bằng văn bản phát luật nên chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động đƣợc một cách có hiệu quả.Cơ sở vật chất trang thiết bị tuy đã đƣợc đầu tƣ

nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với sự gia tăng về quy mô sinh viên. Vì vậy, tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là dạy và học chay, ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo trong Nhà trƣờng.

Việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn chƣa đầy đủ, do đó tạo tâm lý lo ngại sau khi đƣợc giao quyền tự chủ, NSNN cấp sẽ giảm đi, chất lƣơng đào tạo giảm hoặc hạn chế phúc lợi trong thu nhập của nhà trƣờng. Mặt khác, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện NĐ 43/2006/NĐ-CP chƣa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chƣa xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là đối với các trƣờng đại học vùng và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy định về mức học phí và chỉ tiêu đào tạo vẫn do Bộ Giáo dục - đào tạo quyết định, gây rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn thu cho các hoạt động của nhà trƣờng.

Nguồn tuyển sinh chính quy và liên kết đào tạo hằng năm giảm dần do nhiều trƣờng Cao đẳng ồ ạt nâng cấp thành trƣờng Đại học, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng lại ở giữa trung tâm các trƣờng Đại học địa phƣơng khác nhƣ: Đại học Thái Nguyên, Đại học Tân Trào - Tuyên Quang, Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, Cao đẳng sƣ phạm Yên Bái, Đại học Tây Bắc, và các Trƣờng ở Hà Giang và Lào Cai, nguồn tuyển sinh đầu vào có ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh phí cấp hằng năm.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cơ sở vật chất đang trong giai đoạn đầu tƣ, vừa đầu tƣ vừa khai thác sử dụng; bên cạnh đó tiến độ đầu tƣ chậm nên thiếu phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thiếu ký túc xá, thiếu phòng công vụ cho giáo viên, thiếu nhà lƣu trú cho cán bộ (đặc biệt là giảng viên có trình độ từ tiến sỹ trở lên),...

Tỷ lệ sinh viên học ngành sƣ phạm cao so tổng quy mô đào tạo (...%), số lƣợng sinh viên ngành đào tạo này cơ bản đƣợc miễn học phí. Đối tƣợng sinh viên

của nhà trƣờng chủ yếu là con em đồng bào dân tộc, xã đặc biệt khó khăn và hộ nghèo, nên việc thu học phí gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó nhà trƣờng phải dành mỗi năm một nguồn kinh phí lớn để chi trợ cấp xã hội và học bổng.

Giảng viên trẻ mới tuyển dụng về trƣờng cần cử đi đào tạo đạt chuẩn, đào tạo thạc sỹ. tiến sỹ nhiều, kinh phí chi tiền lƣơng và tiền cho cán bộ, giảng viên đi học lớn, trong khi đó ở trƣờng vì cử đi học nhiều nên phải thuê thỉnh giảng với mức chi cao.Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính - kế toán còn thiếu kinh nghiệm, chƣa đáp ứng đƣợc xu hƣớng mới về quản lý tài chính theo hƣớng xã hội hoá giáo dục và tự chủ tài chính.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trên cơ sở khái quát chung về quá trình hình thành và phát triển của Đại học Hùng Vƣơng, chƣơng 2 của luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Đại học Hùng Vƣơng trên các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, bộ máy quản lý và ngành nghề quy mô đào tạo. Qua phân tích thực trạng, chƣơng 2 cũng chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, những nguyên nhân đối với quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Những kết luận chƣơng 2 là cơ sở để đề xuất những giải pháp và kiến nghị trong nội dung tiếp theo ở chƣơng 3.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)