NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, tp HCM (Trang 25)

Quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng bao hàm những vấn đề cơ bản về quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng sau cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các hành động xây dựng không phép, sai phép, cơi nới, lấn chiếm không gian đô thị.

1.3.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng.

Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội Việt nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng, ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hết sức quan trọng là cầu nối để đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến với các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, Phổ biến pháp luật là nhằm đƣa pháp luật vào cuộc sống, xây dựng ý thức thƣợng tôn pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức, doanh nghiệp có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà

nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Trong quản lý trật tự xây dựng pháp luật có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vai trò của pháp luật quản lý xây dựng đƣợc thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là phƣơng tiện thể chế hoá quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về công tác xây dựng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý trật tự xây dựng, Đảng Cộng sản Việt Nam, trong nhiều văn kiện Đại hội Đảng, Hội nghị Trung ƣơng và Bộ Chính trị luôn dành sự quan tâm lớn cho công tác quản lý trật tự xây dựng, lần lƣợt đƣa ra các chủ trƣơng lớn cho công tác thanh tra xây dựng, điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách, chế độ đối với những ngƣời làm công tác quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt chú ý đến cơ chế tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng, đồng thời cũng nhấn mạnh phải kịp thời ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác tổ chức và hoạt động của thanh tra xây dựng.

- Pháp luật về thanh tra xây dựng là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cƣờng tổ chức bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng. Để bộ máy các cơ quan thanh tra xây dựng hoạt động hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng cơ chế quản lý, mô hình tổ chức hợp lý, khoa học, xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra xây dựng; xác lập Các mối quan hệ đúng đắn, hợp lý giữa cơ quan thanh tra xây dựng và các cơ quan hữu quan; phải có những phƣơng pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ, đồng thời nâng cao đƣợc trách nhiệm của cơ quan thanh tra xây dựng.

- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở để tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng. Thanh tra xây dựng là hoạt động phức tạp, hiệu quả của nó không chỉ đƣợc quyết định bởi năng lực, sự cố gắng của cơ quan thanh tra xây dựng mà còn tuỳ thuộc vào sự

chức xã hội và của mọi công dân. Nói Cách khác, công tác thanh tra xây dựng không chỉ là hoạt động chuyên môn thuần tuý của cơ quan thanh tra xây dựng, mà còn là trách nhiệm của Các cấp chính quyền và toàn xã hội. Do vậy, pháp luật về thanh tra xây dựng phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hữu quan này với cơ quan thanh tra xây dựng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch thanh tra... Nhƣ vậy, có thể nói pháp luật về quản lý trật tự xây dựng chính là cơ sở để tăng cƣờng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác thanh tra xây dựng.

- Pháp luật về quản lý trật tự xây dựng là cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cƣờng pháp chế trong lĩnh vực xây dựng.

- Hệ thống pháp luật về quản lý trật tự xây dựng góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật ở nƣớc ta. Hệ thống pháp luật gồm nhiều bộ phận nhƣng luôn có sự liên quan và thống nhất với nhau. Không thể có một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ nếu nhƣ có một bộ phận nào đó kém phát triển, không đầy đủ hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với các bộ phận khác trong cùng hệ thống.

Do vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị, làm tốt công tác này là điều kiện cần để đảm bảo nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị. [22]

1.3.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch

Quản lý nhà nƣớc về xây dựng theo quy hoạch xây dựng bao gồm những nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, Công bố quy hoạch xây dựng:

Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm phải tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng sau khi đã đƣợc cấp

có thẩm quyền phê duyệt và nhƣ vậy các cơ quan quyền lực nhà nƣớc, trực tiếp là Hội đồng nhân dân (HĐND) và nhân dân có thể theo dõi, giám sát trách nhiệm này của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, qua đó nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin về quy hoạch của tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Đây là vấn đề mà thời gian vừa qua, tại một số địa phƣơng các cơ quan có thẩm quyền đã không thực hiện nghiêm túc và đầy đủ nhiệm vụ, chức trách của mình.

UBND cấp tỉnh trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ; UBND cấp huyện, cấp xã trong vùng quy hoạch tổ chức công bố quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch xây dựng thuộc địa giới do mình quản lý để mọi ngƣời thực hiện và giám sát việc thực hiện.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch xây dựng đƣợc công bố, UBND các cấp có trách nhiệm công bố công khai toàn bộ quy hoạch xây dựng và quy định về quản lý quy hoạch xây dựng đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt. Trƣờng hợp không công bố, công bố chậm, công bố sai nội dung quy hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt thì tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà ngƣời có trách nhiệm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính hoặc bị buộc phải bồi thƣờng thiệt hại.

Thứ hai, Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng:

Tùy theo loại quy hoạch xây dựng, ngƣời có thẩm quyền công bố quy hoạch xây dựng quyết định các hình thức công bố, công khai quy hoạch xây dựng nhƣ sau:

- Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí;

- Trƣng bày công khai, thƣờng xuyên, liên tục các panô, bản vẽ, mô hình tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng các cấp, UBND cấp xã đối với quy hoạch chi tiết xây dựng;

- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

- Bản đồ quy hoạch xây dựng, quy định về quản lý quy hoạch xây dựng có thể in ấn để phát hành rộng rãi.

Thứ ba, Cắm mốc giới ngoài thực địa:

Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ ngày quy hoạch xây dựng đƣợc công bố, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức cắm mốc giới (bao gồm: chỉ giới đƣờng đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới các vùng cấm xây dựng) ngoài thực địa trên địa giới hành chính do mình quản lý.

- Các mốc giới phải đảm bảo độ bền vững, có kích thƣớc theo tiêu chuẩn và đƣợc ghi các chỉ số theo quy định.

- UBND cấp xã có trách nhiệm bảo vệ các mốc giới trên thực địa.

- Ngƣời nào có hành vi cắm mốc chỉ giới, cốt xây dựng sai vị trí; di dời, phá hoại mốc chỉ giới, cốt xây dựng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì có thể bị xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

Thứ tƣ, Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng:

Cơ quan quản lý về xây dựng các cấp chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch xây dựng cho các Chủ đầu tƣ xây dựng công trình khi có nhu cầu đầu tƣ xây dựng trong phạm vi đƣợc phân cấp quản lý.

Việc cung cấp thông tin đƣợc thực hiện dƣới các hình thức:

- Công khai đồ án xây dựng quy hoạch bao gồm: sơ đồ, mô hình, bản vẽ quy hoạch xây dựng;

- Giải thích quy hoạch xây dựng;

- Cung cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng.

Chứng chỉ quy hoạch xây dựng bao gồm các thông tin về sử dụng đất; các quy định về hệ thống các công trình hạ tầng kĩ thuật, về kiến trúc, về an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trƣờng và các quy định khác theo quy hoạch chi tiết xây dựng.

UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp các thông tin khi có yêu cầu.

Thời gian cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản tối đa là 20 ngày làm việc, kể từ khi có yêu cầu. Ngƣời có yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản phải chịu toàn bộ chi phí về tài liệu thông tin do mình yêu cầu. Ngƣời có trách nhiệm cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về thời gian cung cấp thông tin và độ chính xác của các tài liệu, số liệu cung cấp.

Thứ năm, Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về Quy hoạch xây dựng

Tất cả các trƣờng hợp có hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trƣờng hợp các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.

- Ngƣời có trách nhiệm trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch, nhƣng thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhƣng không đúng trình tự, thủ tục gây thiệt hại về tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức, công dân; gây ảnh hƣởng xấu về an ninh trật tự;

- Ngƣời có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng theo pháp luật xây dựng quy định nhƣng không tổ chức công bố, tổ chức công bố không kịp thời,

không đầy đủ hoặc công bố sai, gây thiệt hại tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức công dân;

- Ngƣời có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cắm mốc giới quy hoạch xây dựng ngoài thực địa sau khi quy hoạch xây dựng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhƣng không tổ chức cắm mốc giới, tổ chức cắm mốc không kịp thời, không đầy đủ hoặc cắm mốc giới sai gây thiệt hại về tài sản của Nhà nƣớc, tổ chức, công dân;

- Chủ đầu tƣ xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xây dựng công trình trong vùng cấm xây dựng, xây dựng công trình không có giấy phép, không đúng giấy phép đã đƣợc cấp; đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ xây dựng, nhƣng vẫn tiếp tục xây dựng công trình. [1]

1.3.3. Quản lý nhà nƣớc về cấp, thu hồi giấy phép xây dựng và xây dựng theo giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng (GPXD) là một loại văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, cho phép quản lý Nhà nƣớc về xây dựng, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng trên địa bàn phải thực hiện theo quy định trong giấy phép này và các quy định có liên quan của Nhà nƣớc. [15]

GPXD tạo điều kiện cho chủ đầu tƣ thực hiện xây dựng công trình nhanh chóng, an toàn, thuận tiện theo quy định. Việc xây dựng theo đúng giấy phép quy định góp phần quan trọng trong việc thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình, bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá di tích lịch sử.... Mặt khác, GPXD còn làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công.

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý

dự án đầu tƣ xây dựng; Thông tƣ số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn về cấp giấy phép xây dựng; Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng”; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, công tác cấp, thu hồi giấy phép xây dựng đƣợc thực hiện trên địa bàn cấp quận nhƣ sau:

- Điều kiện thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng: (1) phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đƣợc phê duyệt; (2) bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lƣợng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; (3) thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ đƣợc thực hiện theo quy định; (4) đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhƣng chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành; (5) đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cƣ đô thị.

- Thành phần hồ sơ: (1) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu; (2) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; (3) Bản sao hoặc tệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, tp HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)