Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, tp HCM (Trang 41)

phạm hành chính trong xây dựng.

Về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

Thứ nhất, Các loại công trình vi phạm trật tự xây dựng:

Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý bao gồm:

- Công trình xây dựng theo quy định của pháp luât phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng.

- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Công trình xây dựng sai thiết kế đƣợc cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng đƣợc miễn Giấy phép xây dựng).

- Công trình xây dựng có tác động đến chất lƣợng công trình lân cận; ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cộng đồng dân cƣ.

Thứ hai, Các biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

Tất cả các hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:

- Ngừng thi công xây dựng công trình.

- Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nƣớc: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nƣớc, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.

- Cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

- Buộc bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của phapt luật hình sự.

Ngoài các hình thức, biện pháp xử lý nêu trên thì đối với chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tƣ vấn thiết kế, nhà thầu tƣ vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

* Thẩm quyền của Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã:

- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu chủ đầu tƣ tự phá dỡ công trình vi phạm.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng hoặc quyết định cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền.

- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn mình quản lý; quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm thuộc địa bàn do mình quản lý.

- Tổ chức thực hiện cƣỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cƣỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Xử lý cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm. [1]

- Kiến nghị Chủ tịch UBND cấp huyện xử lý các trƣờng hợp vi phạm trật tự xây dựng vƣợt thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; xử lý cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND cấp huyện.

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chủ tịch UBND cấp huyện.

- Quyết định cƣỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm do UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng mà công trình xây dựng đó đã bị UBND cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.

- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cƣỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng vi phạm theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện và của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Xử lý Chủ tịch UBND cấp xã và những cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

- Ban hành những quy định, quyết định nhằm ngăn chặn, khắc phục tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.

- Ban hành quyết định xử lý đối với Chủ tịch UBND cấp huyện và những cán bộ dƣới quyền đƣợc phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm, không xử lý kịp thời, dung túng bao che cho hành vi vi phạm.

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Trƣởng phòng chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý xây dựng hoặc Chánh thanh tra xây dựng cấp huyện (nếu có).

- Yêu cầu Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thuộc thẩm quyền trong trƣờng hợp Chủ tịch UBND cấp xã không ban hành kịp thời; đồng thời, đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện có hình thức xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch UBND cấp xã.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định xử lý đối với những vi phạm vƣợt quá thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã; trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cƣỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm theo thẩm quyền.

- Ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng mà UBND cấp xã không kịp thời xử lý.

* Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chánh thanh tra Sở Xây dựng.

- Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đối với những công trình do Sở Xây dựng hoặc UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trƣờng hợp UBND cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định kịp thời.

Thứ tƣ, Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng:

* Lập biên bản ngừng thi công xây dựng.

- Thanh tra viên xây dựng hoặc cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn cấp xã; lập biên bản vi phạm ngừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu chủ đầu tƣ thực hiện các nội dung đƣợc ghi trong biên bản.

- Biên bản ngừng thi công xây dựng phải ghi rõ nội dung vi phạm và biện phát xử lý; đồng thời, gửi ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã để báo cáo.

- Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì biên bản vẫn có giá trị thực hiện.

* Đình chỉ thi công xây dựng.

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản ngừng thi công xây dựng mà chủ đầu tƣ không ngừng thi công xây dựng để thực hiện các nội dung trong biên bản thi Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, buộc chủ đầu tƣ thực hiện các nội dung trong biên bản ngừng thi công xây dựng.

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình của UBND cấp xã thì các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện:

- Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lực lƣợng cấm các phƣơng tiện vận chuyển vật tƣ, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng;

- Ngƣời có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nƣớc và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp các dịch vụ đối với công trình xây dựng vi phạm.

- Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố ý vắng mặt, quyết định đình chỉ thi công xây dựng vẫn có hiệu lực.

* Cƣỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.

- UBND xã ban hành quyết định cƣỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ: + Sau thời hạn 03 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng không phải lập phƣơng án phá dỡ;

+ Sau 10 ngày (kể cả ngày nghỉ), kể từ khi ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng phải lập phƣơng án phá dỡ mà chủ đầu tƣ không tự thực hiện các nội dung ghi trong biên bản ngừng thi công xây dựng.

- Chủ đầu tƣ phải chịu toàn bộ chi phí lập phƣơng án phá dỡ và chi phí tổ chức cƣỡng chế phá dỡ.

- Đối với công trình xây dựng vi phạm mà do UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi UBND cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng, UBND cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ lên Chủ tịch UBND cấp huyện. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận đƣợc hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp huyện phải ban hành quyết định cƣỡng chế phá dỡ. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức cƣỡng chế phá dỡ.

- Đối với trƣờng hợp đình chỉ thi công xây dựng buộc chủ đầu tƣ phải xin cấp Giấy phép xây dựng thì trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tƣ không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cƣỡng chế phá dỡ. UBND cấp xã ban hành quyết định cƣỡng chế phá dỡ và tổ chức thực hiện cƣỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tƣ phải chịu toàn bộ chi phí tổ chức thực hiện cƣỡng chế phá dỡ.

- Trƣờng hợp chủ đầu tƣ vắng mặt hoặc cố tình vắng mặt thì quyết định cƣỡng chế phá dỡ vẫn phải đƣợc tổ chức thực hiện.

Thứ năm, Phƣơng án phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng:

- Việc phá dỡ công trình phải có phƣơng án nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình phá dỡ. Đối với những công trình xây dựng yêu cầu phải phê duyệt phƣơng án phá dỡ thì phƣơng án phá dỡ phải do chủ đầu tƣ lập; trƣờng hợp không đủ điều kiện lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phải thuê tổ chức tƣ vấn đủ điều kiện năng lực để lập. Trƣờng hợp bị cƣỡng chế phá dỡ thì ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định cƣỡng chế phá dỡ chỉ định tổ chức tƣ vấn lập phƣơng án phá dỡ, chủ đầu tƣ phải chịu mọi chi phí lập phƣơng án phá dỡ.

- Nội dung phƣơng án phá dỡ: Phƣơng án phá dỡ phải thể hiện các biện pháp, quy trình phá dỡ, các trang thiết bị, máy móc phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng; trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ. Phƣơng án phá dỡ phải đƣợc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phê duyệt trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

- Những trƣờng hợp không phải phê duyệt phƣơng án phá dỡ: Công trình xây dựng tạm; Bộ phận công trình, công trình xây dựng có độ cao từ 3m trở xuống so với nền đất; Móng công trình xây dựng là móng gạch, đá; móng bê tông độc lập không liên kết với những công trình lân cận.

- Tổ chức phá dỡ phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp không phải lập phƣơng án phá dỡ thì việc phá dỡ phải đảm bảo an toàn về ngƣời, tài sản và vệ sinh môi trƣờng. [8]

Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý nhà nƣớc về trật tự xây dựng là công cụ cần thiết có tính răn đe, cảnh báo, nhắc nhở và tạo sự công bằng trong thực thi pháp luật nhằm đảm bảo kỷ cƣơng phép nƣớc trong lĩnh vực xây dựng, công tác thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo trong trật tự xây dựng cần đƣợc tổ

chức thực hiện đồng bộ, đảm bảo xử lý đúng mức độ và hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm:

Thứ nhất, Nguyên tắc xử phạt hành chính trong xây dựng:

Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính ngƣời có thẩm quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải đƣợc phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính đƣợc tiến hành kịp thời công minh, triệt để và đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải đƣợc khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với dự án đầu tƣ xây dựng công trình bao gồm nhiều công trình hạng mục công trình mà chủ đầu tƣ, nhà thầu có hành vi vi phạm hành chính giống nhau đối với nhiều công trình, hạng mục công trình thì hành vi vi phạm tại mỗi công trình, hạng mục công trình vi phạm đƣợc xác định là một hành vi vi phạm hành chính.

Thứ hai, Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả:

- Hình thức xử phạt chính: phạt tiền, mức phạt theo thẩm quyền, mức tiền phạt quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP;

- Các hình thức xử phạt bổ sung:

+ Thu hồi, tƣớc quyền sử dụng Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề;

+ Tịch thu tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính. - Các biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm;

+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

+ Bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.

- Đối với những hành vi vi phạm trật tự xây dựng thì ngoài việc bị xử phạt tiền theo quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP còn bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

Thứ ba, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng:

Theo quy định của Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng của Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện nhƣ sau:

- Chủ tịch UBND cấp xã: + Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do vi phạm hành chính gây ra; Tạm giữ tang vật, phƣơng tiện đƣợc sử dụng để vi phạm hành chính; Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Chủ tịch UBND cấp huyện: + Cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

+ Tƣớc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn quận 12, tp HCM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)