- Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, công chức, kể cả những người làm công tác Tư pháp về vai trò, ý nghĩa của công tác LLTP còn hạn chế, chưa hiểu đầy đủ và đánh giá đúng mức vai trò, ý nghĩa của LLTP trong quản lý nhà nước, trong đời sống xã hội. Công tác phối hợp tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP giữa các cơ quan hữu quan chưa thực sự chặt chẽ, chưa đi vào nền nếp.
Cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác LLTP chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mức độ ứng dụng CNTT vào hoạt động xây dựng, quản lý, lưu trữ, sử dụng, khai thác CSDL LLTP còn hạn chế.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Hoạt động xây dựng, quản lý CSDL LLTP là nhiệm vụ hoàn toàn mới đối với ngành Tư pháp, đồng thời là nghiệp vụ rất chuyên sâu, phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức.
Luật LLTP được ban hành trong bối cảnh thể chế hóa các chủ trương, quan điểm đề ra tại Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 cũng như phù hợp, đồng bộ với các đạo luật cơ bản vào thời điểm đó như Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003… Tuy nhiên, hiện nay, tình hình đất nước đã có nhiều chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã từng bước được cụ thể hóa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Chương II Hiến pháp 2013; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp… đã có nhiều thay đổi mà Luật LLTP chưa cập nhật được những nội dung, tư tưởng mới về việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 cũng như những quy định mới có liên quan của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Luật LLTP được triển khai trong bối cảnh việc mua sắm tài sản và bố trí biên chế được thắt chặt theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đã ảnh hưởng việc bảo đảm nguồn lực thực hiện triển khai Luật LLTP.
Như vậy, trong 05 năm qua, việc triển khai thi hành Luật LLTP và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật LLTP đã được cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định quan tâm, chú trọng triển khai kịp thời, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Sở Tư pháp Nam Định đã tích cực, chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện. Công tác quản lý nhà nước về LLTP, nhất là việc phối hợp cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin LLTP để xây dựng CSDL LLTP và cấp Phiếu LLTP cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã từng bước đi vào nền nếp. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về LLTP của tỉnh Nam Định vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định, đòi hỏi trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, đồng thời đưa ra những giải pháp dần khắc phục những tồn tại, hạn chế để công tác LLTP của tỉnh ngày càng hiệu lực, hiệu quả.
Chương 3: