- Khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
3.3.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế về Lý lịch tư pháp
Sau hơn 05 năm thi hành, Luật LLTP đã đạt được kết quả trên nhiều mặt. Luật LLTP đã tạo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao để triển khai xây dựng CSDL LLTP; chủ động xóa án tích cho những người đã từng bị kết án có đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích tái hòa nhập cộng đồng…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh hiện nay với yêu cầu cao hơn trong quản lý nhà nước về LLTP, với chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Chính phủ điện tử và nhu cầu của xã
hội ngày càng cao, Luật LLTP hiện hành đã trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, như sau:
Một là, quy định của Luật Lý lịch tư pháp hiện nay chưa bảo đảm phù
hợp, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 như:
- Quy định về đối tượng, phạm vi quản lý Lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 5 Luật LLTP thì đối tượng quản lý LLTP về án tích là công dân Việt Nam bị Tòa án Việt Nam hoặc Tòa án nước ngoài kết án, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội (khoản 2 Điều 2), đồng thời Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định về trình tự tố tụng và vấn đề xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội, do đó, Luật LLTP quy định về phạm vi, đối tượng quản lý LLTP (chỉ giới hạn LLTP của cá nhân) không còn phù hợp, đồng bộ với Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
- Quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số hiện nay đang bị lạm dụng, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 0 3
Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, trong đó quy định rõ mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được pháp luật bảo đảm an toàn. Theo quy định hiện nay của Luật LLTP, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa của người từng bị kết án. Phiếu LLTP số 2 chỉ cấp cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, quy định này đã bị lạm dụng, một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài đã yêu cầu cá nhân là công dân
Việt Nam phải nộp Phiếu LLTP số 2 khi xin thị thực nhập cảnh hoặc làm một số thủ tục khác tại cơ quan đại diện.
Hai là, quy định của Luật Lý lịch tư pháp liên quan đến hoạt động xây
dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp còn hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cung cấp, tiếp nhận thông tin Lý lịch tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp như:
- Luật Lý lịch tư pháp hiện hành chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin Lý lịch tư pháp
Luật LLTP hiện nay đã quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp để xây dựng CSDL LLTP. Nhưng nhìn chung thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, thường xuyên, kịp thời, số lượng thông tin do các cơ quan đầu mối cung cấp cho Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến tình trạng thiếu hụt thông tin trong CSDL LLTP. Một trong những nguyên nhân do Luật LLTP hiện nay chưa có quy định về cơ chế bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin để xây dựng CSDL LLTP: như về tài chính, bộ phận chuyên trách, cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP đầy đủ, kịp thời.
- Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp theo mô hình hai cấp không còn phù hợp, bộc lộ hạn chế, bất cập trong thực tiễn, ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
Mô hình CSDL hai cấp tại Trung tâm LLTP pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp và tại 63 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bắt đầu bộc lộ hạn chế, bất cập. Mô hình CSDL hai cấp là khả thi trong giai đoạn đầu khi Luật LLTP mới có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển nhanh chóng của CNTT, việc xây dựng CSDL theo mô hình hai cấp sẽ sớm
không còn phù hợp do mô hình này dẫn đến nhiều khó khăn, bất cập cho cơ quan quản lý CSDL vì thông tin thường xuyên phải trao đổi qua lại giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, mất nhiều chi phí và thời gian.
Ba là, trình tự, thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn nhiều hạn chế, bất
cập, gây khó khăn, trở ngại cho người dân như sau:
- Quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật LLTP: “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” [1]. Quy định hiện hành của Luật LLTP cũng phần nào hạn chế các cơ quan nhà nước trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình như tiến hành các thủ tục bổ nhiệm một số chức danh tư pháp như công chứng viên, luật sư, giám định viên tư pháp…
- Thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn chưa thuận tiện, bất cập
Theo quy định của Luật LLTP hiện nay thì hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP chưa thật sự thuận tiện, phù hợp như quy định phải có CMND hoặc Hộ chiếu đối với đối tượng như người chưa đủ 14 tuổi, người không có quốc tịch hoặc giấy tờ xác nhận tạm trú hoặc sổ đăng ký thường trú, tạm trú của người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam… Những quy định này không chỉ gây khó khăn cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP mà còn gây lúng túng cho cơ quan giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP.
- Phương thức nộp hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; phương thức phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp còn hạn chế
Theo quy định của Luật LLTP hiện nay, cá nhân phải nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP và nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu. Chính phương thức cấp Phiếu này đã làm tăng chi phí và đã gây những khó khăn nhất định cho người yêu cầu cấp Phiếu đang học tập, lao động, cư trú ở nước ngoài hoặc cư trú ở xa nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp
Cơ quan quản lý CSDL LLTP chỉ chịu trách nhiệm và xác nhận thông tin về tình trạng án tích của cá nhân kể từ ngày được cấp Phiếu LLTP trở về trước, không chịu trách nhiệm đối với thông tin kể từ ngày được cấp Phiếu LLTP mà thời hạn sử dụng Phiếu được quy định bởi pháp luật chuyên ngành khác.
Bốn là, những bất cập, hạn chế của Luật Lý lịch tư pháp liên quan đến
thiết chế, bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Lý lịch tư pháp
Theo quy định tại Điều 12 Luật LLTP và Điều 4 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, Trung tâm LLTP quốc gia được xác định là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác CSDL LLTP trong phạm vi cả nước. Do đó, đề phù hợp và quản lý một mô hình CSDL LLTP mới thì cần phải có một mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về CSDL LLTP phù hợp. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, Điều 21 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập như phân tích ở trên, yêu cầu xây dựng Luật LLTP (sửa đổi) là rất cần thiết và theo hướng:
Thứ nhất, bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, thống
- Bổ sung đối tượng quản lý Lý lịch tư pháp là pháp nhân thương mại phạm tội
Để bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và để hỗ trợ hoạt động tố tụng, hỗ trợ công tác quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng mục đích của quản lý LLTP, Luật LLTP cần bổ sung đối tượng quản lý LLTP là pháp nhân thương mại phạm tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Mở rộng phạm vi quản lý Lý lịch tư pháp theo hướng bổ sung trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong cung cấp thông tin nhằm bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên được xóa án t ch theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 0 5
Với yêu cầu đặt ra để thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thi hành quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về xóa án tích và trách nhiệm của cơ quan quản lý CSDL LLTP trong cập nhật, xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích, cần thiết mở rộng phạm vi quản lý LLTP theo hướng bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin của Viện kiểm sát về quá trình khởi tố, điều tra, truy tố bị can.
- Quy định chặt chẽ hơn về việc tiếp cận, sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp số để bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 0 3
Để giải quyết tình trạng lạm dụng Phiếu LLTP số 2 hiện nay, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp và bí mật đời tư của cá nhân, ảnh hưởng tới ý nghĩa nhân đạo của chế định xóa án tích, cần thiết sửa đổi quy định của Luật LLTP về việc tiếp cận, sử dụng Phiếu LLTP số 2 như quy định chặt chẽ hơn về hình thức của Phiếu, về đối tượng được quyền yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2.
Thứ hai, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp và quản lý Lý lịch tư pháp trong tình hình mới
- Bổ sung cơ chế bảo đảm thực hiện các chế định của Luật Lý lịch tư pháp về cung cấp thông tin để xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, giải quyết triệt để tình trạng thông tin không kịp thời, đầy đủ, thiếu
chính xác
Đề xuất bổ sung quy định tạo cơ chế đảm bảo về tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện cho cơ quan quản lý CSDL LLTP và cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin LLTP, nâng cao hiệu quả của việc cung cấp thông tin LLTP, đáp ứng được yêu cầu tra cứu, xác minh thông tin LLTP để cấp Phiếu LLTP cho người dân. Bên cạnh đó, bổ sung quy định cụ thể các chế tài đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật LLTP nhằm bảo đảm Luật này được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.
Ngoài ra, cần thiết phải đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng CNTT một cách toàn diện, tổng thể ngay từ nguồn thông tin “đầu vào”, hạn chế tối đa việc cung cấp thông tin bằng văn bản giấy…
- Sửa đổi mô hình Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp từ hai cấp thành một cấp
Chuyển đổi mô hình CSDL LLTP từ hai cấp như hiện nay sang mô hình CSDL một cấp tập trung, thống nhất để đáp ứng được những yêu cầu cao hơn trong công tác xây dựng, quản lý CSDL LLTP, khắc phục những khó khăn, hạn chế của mô hình CSDL hai cấp.
- Sửa đổi mô hình Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp
Khi sửa đổi mô hình CSDL thì việc sửa đổi mô hình Cơ quan quản lý CSDL LLTP cho phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức từ Trung tâm LLTP quốc gia, là đơn vị sự nghiệp công lập sang Cục LLTP – là đơn vị quản lý nhà nước về LLTP sẽ chấm dứt tình trạng Trung tâm LLTP quốc gia, là đơn vị sự nghiệp công lập lại có chức năng quản lý nhà nước về LLTP.
Thứ ba, cải cách mạnh mẽ thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Mở rộng quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp của cơ quan nhà nước, quyền yêu cầu xác nhận về Lý lịch tư pháp của pháp nhân
Để tạo thuận lợi hơn cho cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý của ngành, cơ quan, đơn vị, đề xuất mở rộng quy định về quyền các cơ quan nhà nước trong yêu cầu cấp Phiếu LLTP của cá nhân để phục vụ các yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, cơ quan, đơn vị.
Luật LLTP cần bổ sung quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu xác nhận LLTP là pháp nhân thương mại tội phạm bảo đảm thống nhất, đồng bộ với pháp luật khác có liên quan.
- Sửa đổi quy định về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp đối với một số đối tượng đặc biệt
Để bảo đảm phù hợp với thực tiễn, pháp luật khác có liên quan về người dưới 14 tuổi, người không quốc tịch… đề xuất sửa đổi về hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP đối với những đối tượng này. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn cho người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam, việc quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP người nước ngoài có thêm sự lựa chọn trong
việc sử dụng các loại giấy tờ xác định thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật.
- Bổ sung quy định về các phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; phương thức tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu Lý lịch tư pháp; mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm chi phí, gánh nặng, khó khăn cho người dân, cần đa dạng hóa phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả yêu cầu cấp Phiếu LLTP, cho người dân quyền lựa chọn cơ quan cấp Phiếu LLTP, phương thức nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến trên cơ sở kết quả thí điểm cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến theo Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Ngoài ra, cần mở rộng thẩm quyền cấp Phiếu LLTP cho cơ quan quản lý