Cần sớm nghiên cứu, ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo để cụ thể hóa các điều quy định trong luật, tạo khung pháp lý, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng có căn cứ thực thi luật, tránh tình trạng lúng túng trong công tác xử lý các vấn đề có yếu tố tôn giáo.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo có trình độ chuyên môn tốt, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc. Thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này.
Có chính sách phân bổ biên chế làm công tác tôn giáo hợp lý giữa các địa phương. Ưu tiên bố trí các cán bộ làm công tác tôn giáo với số lượng nhiều hơn ở các địa bàn có số lượng tín đồ theo đạo đông hoặc là địa bàn phức tạp về tôn giáo. Có chính sách thuyên chuyển, điều động một cách hợp lý trong đó chú trọng việc phát triển và lựa chọn người có tài, có đức. Cho phép các tỉnh được lập phòng ban chuyên trách về tôn giáo ở các địa bàn cần thiết và đủ điều kiện.
3.4.2. Đối với tỉnh Đắk Lắk
Các ngành chức năng của tỉnh cần chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp với Thành phố trong xem xét, giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và trong công tác đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở, tín đồ tôn giáo. Giải quyết dứt điểm các tồn tại về đất đai, cơ sở thờ tự
trên địa bàn thành phố.
Hằng năm tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác tôn giáo và các văn bản pháp luật mới ban hành cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của huyện, thị xã, thành phố.
Xây dựng và cung cấp kịp thời các đề cương tuyên truyền đấu tranh phòng, chống các “tà đạo”, “đạo lạ” mới xuất hiện trên địa bàn cho các huyện, thị xã, thành phố.
Tăng cường thêm ngân sách cho cấp huyện, thị xã về lĩnh vực quản lý liên quan đến tôn giáo để các huyện, thị có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh nói chung và tại các địa bàn phức tạp nói riêng.
3.4.3. Đối với thành phố Buôn Ma Thuột
Cần đề xuất với cấp trên bố trí thêm cán bộ làm công tác tôn giáo của Thành phố do đây là địa bàn đông người theo đạo nhất của tỉnh, bên cạnh đó đưa vào quy hoạch những cán bộ có đủ phẩm chất năng lực để đảm nhận công tác này. Thành phố cũng nên mạnh dạn xây dựng các chính sách và chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Phân cấp trong QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố một cách hợp lí, phân chia trách nhiệm cụ thể của cấp Thành phố, cấp xã, phường, giao trọng trách cho các cá nhân, đơn vị cụ thể. Đảm bảo khối lượng công việc được phân bổ hợp lý, phù hợp, đúng thẩm quyền, liên hệ giữa các cấp với nhau được thông suốt, liên tục.
Tiểu kết Chương 3
Như vậy, trong chương 3, học viên đã tổng hợp xu hướng phát triển các tôn giáo ở Tây Nguyên, ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và TP. BMT nói riêng. Qua đó có những dự báo và cái nhìn tổng quát về xu hướng vận động, phát triển của các tôn giáo trong thời gian tới.
Học viên cũng đã trình bày những quan điểm của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo và khái quát hóa thành 4 quan điểm chính đồng thời nêu lên định hướng của tỉnh Đắk Lắk về quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và cho TP. BMT – trung tâm của tỉnh nói riêng.
Học viên cũng đã trình bày rõ 4 mục tiêu QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn TP. BMT để thấy rõ những nhiệm vụ và mục tiêu mà QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố phải đạt được.
Dựa trên thực trạng QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn TP. BMT trong thời gian vừa qua, học viên đã đề xuất 7 giải pháp chính để hoàn thiện QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, đó là:
- Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Hoàn thiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đồng bào có đạo
- Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đạo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
Cũng trong chương 3 học viên đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị của mình đối với Trung ương, đối với tỉnh Đắk Lắk, với TP. BMT nhằm mục tiêu hoàn thiện QLNN về tôn giáo hiện nay trên địa bàn TP. BMT, góp phần vào mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố.
KẾT LUẬN
Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” đã nghiên cứu và làm rõ một số nội dung sau:
Thứ nhất, học viên đã nêu lên một số lý do chọn đề tài nghiên cứu, tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các công trình khoa học đã và đang nghiên cứu liên quan đến đề tài. Học viên cũng đồng thời nêu mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, nêu lên các đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa luận, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của luận văn.
Thứ hai, trong phần cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, học viên đã phân tích và trình bày các khái niệm liên quan đến luận văn như: thế nào là mê tín, dị đoan, tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng có những cách hiểu như thế nào, thế nào là tôn giáo và hoạt động tôn giáo, các khái niệm tín đồ và chức sắc tôn giáo, cơ sở tôn giáo và tổ chức tôn giáo, QLNN về hoạt động tôn giáo.
Cũng trong phân này, học viên đã trình bày sự cần thiết phải QLNN về hoạt động tôn giáo cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về hoạt động này. Bên cạnh đó, học viên đã nêu rõ các chủ thể và quản lý liên quan đến QLNN về hoạt động tôn giáo. Học viên cũng đã đi sâu vào phân tích nội dung QLNN về hoạt động tôn giáo dựa trên điều 60, nội dung QLNN theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo với 6 nội dung quản lý cơ bản. Từ thực tiễn QLNN về hoạt
động tôn giáo ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên và huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, học viên đã đúc kết một số kinh nghiệm cho TP. BMT, tỉnh Đắk Lắk trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn thành phố.
Thứ ba, học viên đã trình bày thực trạng QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn TP. BMT, tỉnh Đắk Lắk. Đầu tiên, học viên đã khái quát những nét cơ bản về các yếu tố kinh tế - xã hội như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội có ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động tôn giáo của TP. BMT, tiếp theo đó trình bày những điểm chính về thực trạng tôn giáo trên địa bàn TP. BMT. Học viên đã phân tích thực trạng QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố qua 07 hoạt động cơ bản từ đó có những nhận xét về thực trạng quản lý: những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ tư, học viên đã trình bày những dự báo về xu hướng phát triển của các tôn giáo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung và TP. BMT, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, nêu lên những quan điểm của Đảng ta về tín ngưỡng, tôn giáo, định hướng của tỉnh Đắk Lắk về lĩnh vực này cũng như những mục tiêu quan trọng của việc QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố. Từ đó, học viên đã đề xuất 07 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện việc QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố, những khuyến nghị đối với Trung ương và địa phương để hoạt động quản lý này đạt được những kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Nhìn chung, qua những vấn đề đã được trình bày trong luận văn, chúng ta thấy việc QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố trong những năm qua đạt được nhiều kết quả tích cực, tự do tín ngưỡng, tôn giáo được các cấp, các ngành quan tâm, đồng bào có Đạo đại đa số tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, với đặc trưng của một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp nên QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố cũng còn không ít những khó khăn, bất cập, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp của các cấp các ngành. Thành phố cần khắc phục những vấn đề còn tồn tại để việc quản lý đạt được hiệu lực, hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian ngắn, với điều kiện nghiên cứu, tiếp xúc thực tế còn nhiều hạn chế, năng lực có hạn nên những giải pháp mà tác giả luận văn đề xuất cũng có thể chưa thể toàn diện, xin khắc phục những hạn chế trong những công trình nghiên cứu lần sau khi có điều kiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa, Huế.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa IX (2003), Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Nghị quyết số: 25-NQ/TW, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2009), Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về Công tác tôn giáo, Hà Nội.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2004), Về một số điểm kết nạp Đảng viên đối với người có Đạo và Đảng viên có Đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo, Quy định số 123-QĐ/TW, Hà Nội.
5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Văn bản Pháp lệnh Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, Hà Nội.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ (2018), Tạp chí công tác tôn giáo, số 8. 7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2017), Hội thảo khoa học “Thực trạng hoạt động và tác động của các hiện tượng tôn giáo mới ở khu vực Tây Nguyên hiện nay”, Kon Tum.
8. Bộ Chính trị (1990), Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết số 24/NQ-TW, Hà Nội.
9. Bộ Nội vụ (2004), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn UBND quản lý nhà nước về tôn giáo, Thông tư 25/2004/TT-BNV, Hà Nội.
10. Chính phủ (1999), Về các hoạt động tôn giáo, Nghị định 26/1999/NĐ – CP, Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ, Nghị định 91/2003/NĐ – CP, Hà
Nội.
12. Chính phủ (2004), Về việc kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của UBND các cấp, Nghị định số 22/2004/NĐ-CP, Hà Nội.
13. Chính phủ (2012), Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, Hà Nội.
14. Chính phủ (2017), Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, Hà Nội.
15. Chủ tịch nước (1955), Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Sắc lệnh 234/SL.
16. C. Mac và Ănghen toàn tập (1995), tập 1, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
17. C. Mac và Ănghen toàn tập (1995), tập 20, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
18. Hoàng Văn Chức (2009), Giáo trình QLNN về tôn giáo và dân tộc, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
19. Nguyễn Hồng Dương (2014), Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề cơ bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
27. Hoàng Minh Đô (2005), Việc thực hiện chính sách tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Đề án Chính phủ, Chủ nhiệm đề tài, Hà Nội.
28. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
29. Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ Nhà nước và Giáo hội, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
30. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng (2011),
Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
31. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Học viện Hành chính Quốc gia, Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính, NXB Bách Khoa, Hà Nội.
33. Nguyễn Hữu Khiển (2001), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Nguyên Đức Lữ (2002), Đổi mới chính sách tôn giáo và Nhà nước quản lý tôn giáo hiện nay - Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị cụ thể, Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài, Hà Nội.
35. Phòng Nội vụ TP. BMT (2014), Báo cáo thống kê tình hình tín đồ tôn giáo năm 2014, Buôn Ma Thuột.
36. Phòng Nội vụ TP. BMT (2015), Báo cáo thống kê tình hình tín đồ tôn giáo năm 2015, Buôn Ma Thuột.
37. Phòng Nội vụ TP. BMT (2016), Báo cáo thống kê tình hình tín đồ tôn giáo năm 2016, Buôn Ma Thuột.
38. Phòng Nội vụ TP. BMT (2017), Báo cáo thống kê tình hình tín đồ