Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 45)

1.4.1.1. Kinh nghiệm của huyện Đồng Xuân - tỉnh Phú Yên

Đồng Xuân là một trong 3 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, có 10 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn. Dân số toàn huyện tính đến cuối năm 2017 là 63.715 người, mật độ dân số 60 người/km2, dân số thị trấn chiếm 15,9%, nông thôn chiếm 84,1%. Dân số chủ yếu tập trung ở thị trấn La Hai và các xã ven trục giao thông chính, ở các xã mật độ dân cư thưa thớt hơn.

Trong những năm vừa qua, công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân về cơ bản ổn định. Các tín đồ, chức sắc tôn giáo nhìn chung tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Các qui định của Pháp luật được các tổ chức tôn giáo trên địa bàn chấp hành tốt. Làm được điều này nhờ các cơ quan chuyên môn của huyện đã chủ động, linh hoạt trong việc tham mưu cho UBND, thường trực huyện ủy về công tác tôn giáo trên địa bàn, các cán bộ công chức làm công tác tôn giáo đã bám sát địa bàn, nhạy bén và tích cực trong việc nắm bắt thông tin.

Huyện đã chú trọng quan tâm tới đồng bào có Đạo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình chính sách, khó khăn trên địa bàn. Hằng năm huyện đều tổ chức các chương trình thăm hỏi, tặng quà các gia đình có người theo Đạo chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần được triển khai đồng bộ tới tất cả nhân dân trong huyện trong đó có cả các chức sắc, tín đồ cũng góp phần từng bước phát triển kinh tế - xã hội trong huyện, góp phần quan trọng ổn định sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn.

Ngoài ra, huyện cũng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Đối với các đối tượng xấu, có biểu hiện lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để truyền bá, lôi kéo, kích động người dân tham gia

các hoạt động trái pháp luật thì kiên quyết xử lý. Bên cạnh đó huyện đã tích cực vận động đồng bào có Đạo cảnh giác trước các đối tượng xấu, có âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền. Đối với các khiếu kiện, đề xuất của các tổ chức tôn giáo, chính quyền huyện đã quan tâm chỉ đạo giải quyết, từng bước khắc phục, tháo gỡ vấn đề.

Qua thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, có thể rút ra những bài học quý báu trong công tác QLNN về tôn giáo đó là:

Các cơ quan chuyên môn thực hiện QLNN về tôn giáo phải sâu xát, nắm chắc tình hình, tham mưu kịp thời và đầy đủ về tình hình tôn giáo trên địa bàn cho Lãnh đạo cấp trên, không để bị động, mất thông tin trong mọi tình huống.

Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cần phải có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng về công tác tôn giáo vì đây là công việc tương đối phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi phải có sự rèn luyện và tu dưỡng nhất định.

Cần đặc biệt quan tâm đến đời sống đồng bào có Đạo vì đời sống người dân được đảm bảo là yếu tố quyết định đến đời sống tôn giáo lành mạnh, không sa vào các hoạt động trái pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan liên quan nhằm theo dõi, quản lý các đối tượng xấu, có những hành vi trái pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Đối với những đối tượng manh động cần kiên quyết xử lý đích đáng.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Krông Búk - tỉnh Đắk Lắk

Huyện Krông Búk nằm về phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên 35.782 ha, với 7 đơn vị hành chính. Huyện Krông Búk tiếp giáp các huyện Krông Năng, Cư M’gar, Ea Hleo và thị xã Buôn Hồ.

của tỉnh Đắk Lắk. Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện, tính đến tháng 12- 2017, trên địa bàn huyện có 04 tôn giáo đó là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với trên 17.293 tín đồ, chiếm gần 30 % dân số, trong đó tín đồ người dân tộc thiểu số là hơn 6000 người.

Huyện Krông Búk là một trong những huyện có tình hình hoạt động tôn giáo tương đối phức tạp, một phần do số lượng tín đồ đông, địa bàn rộng, mặt khác do huyện mới chia tách từ tháng 12 - 2008 (thành huyện Krông Búk và thị xã Buôn Hồ) nên bộ máy quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền huyện Krông Búk, trong những năm qua tình hình hoạt động tôn giáo dần đi vào ổn định, các hành vi vi phạm trong xây dựng các cơ sở thờ tự, truyền đạo, sắc phong, chia tách các giáo xứ, giáo hội đã có chiều hướng giảm. Số vụ khiếu kiện có liên quan đến công tác tôn giảm cả về số vụ và mức độ phức tạp.

Từ thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo ở huyện Krông Búk, một huyện của tỉnh Đắk Lắk có diện tích gần tương đương với TP. BMT, có thể rút ra một số kinh nghiệm đó là:

Một là phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công tác tôn giáo từ các xã, phường đến cấp huyện. Ưu tiên bố trí các cán bộ đã có kinh nghiệm trong công tác QLNN về tôn giáo, cần chú trọng bố trí cán bộ cơ sở ở các xã, phường.

Hai là cần làm tốt công tác dân vận, quán triệt đầy đủ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân trong đó đặc biệt là đồng bào có Đạo để đồng bào hiểu rõ chủ trương tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, không vi phạm các qui định pháp luật của nhà nước.

các tà đạo, các đối tượng xấu gây chia rẽ cộng đồng trên địa bàn trên tinh thần vừa tuyên truyền, vừa vận động nhưng cũng cần kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk nói chung và TP. BMT nói riêng có thể kế thừa những thành công trong công tác quản lý ở các địa phương nói trên để vận dụng linh hoạt vào thành phố đồng thời thấy được những hạn chế để tránh những khuyết điểm tương tự. Một vài bài học kinh nghiệm mà TP. BMT có thể đúc kết được đó là:

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, nắm chắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, những quy định của pháp luật hiện hành. Vì chỉ khi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có chất lượng mới đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý vì đây là lĩnh vực khó lại tương đối nhạy cảm và rất dễ tạo dư luận xã hội. Muốn làm tốt điều này, cần coi đào tạo bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, yêu cầu các cá nhân, đơn vị thực thi nhiệm vụ phải tham gia đầy đủ.

Bên cạnh đó, với đặc thù của hoạt động tôn giáo, ngoài việc nắm chắc những lý thuyết, văn bản hướng dẫn về hoạt động này thì đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo phải có kiến thức thực tế, hiểu rõ những lễ nghi, giáo luật hay giáo lý của các tôn giáo. Vì nếu không hiểu rõ thì sẽ không thể xác định được đâu là những luận điệu, hành vi sai trái để từ đó đề xuất những biện pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi cán bộ phải đi sâu đi sát vào thực tiễn, trực tiếp nắm thông tin tại cơ sở để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

Phân cấp rõ ràng trong công tác QLNN về tôn giáo, giao rõ các đầu mối thực hiện nhiệm vụ, chức năng chính trong tham mưu, quản lý từ Phòng Nội

vụ, Ban chỉ đạo tôn giáo thành phố đến các xã, phường, thôn buôn tạo cơ sở cho việc thông suốt trong chỉ đạo, nắm tình hình đầy đủ của các cơ quan đơn vị, xây dựng hệ thống quản lý vững chắc đồng thời tạo sự nhạy bén và nhanh chóng trong chỉ đạo, tránh sự trùng lặp, lãng phí nguồn lực. Việc phân cấp, phân quyền rõ ràng cũng giúp chính quyền cơ sở chủ động, tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, không ỷ lại vào các cơ quan cấp trên vì thực tế chính quyền cơ sở như xã, phường hay các thôn buôn là những người nắm thông tin đầu tiên nên cần phải có sự chủ động trong việc báo cáo, xử lý công việc.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu ban đầu học viên đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bước đầu học viên đã phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động tôn giáo: các khái niệm về tín ngưỡng, hoạt động tín ngưỡng, mê tín dị đoan, tôn giáo, hoạt động tôn giáo, tín đồ và chức sắc tôn giáo, cơ sở tôn giáo và tổ chức tôn giáo, QLNN về hoạt động tôn giáo là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Học viên đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện QLNN về tôn giáo đó là nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước, phát huy vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của công dân. Tiếp theo, học viên cũng chỉ ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo đó là: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác tôn giáo; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật; mức độ hoàn thiện tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo; nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác QLNN về tôn giáo và cuối cùng là sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề về hội nhập và xu thế vận động của các tôn giáo.

Trong chương này học viên đã phân tích và chỉ rõ chủ thể, đối tượng và 06 nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tôn giáo: xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý; xây dựng và tổ chức bộ máy QLNN; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo; phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo; thực hiện quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội với TP. BMT như huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, huyện Krông Búk - tỉnh Đắk Lắk trong QLNN về tôn giáo qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho TP. BMT, tỉnh Đắk Lắk trong QLNN về tôn giáo trên địa bàn thành phố.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về kinh tế-xã hội có ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động tôn giáo của thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk

2.1.1. Vị trí đia lý và điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý

Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh gần như nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên. Ranh giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp huyện Cư M’Gar; phía Nam giáp huyện Krông Ana, Cư Kuin; phía Đông giáp huyện Krông Pắk; phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút của tỉnh Đắk Nông.

Thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm 13 phường và 8 xã. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.

Với vị trí như vậy, thành phố Buôn Ma Thuột không chỉ là trung tâm kinh tế-chính trị, xã hội của tỉnh Đắk Lắk mà còn là hạt nhân đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

- Về địa hình và khí hậu

+ Địa hình:

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, địa hình

dốc thoải 50 - 100 từ Đông sang Tây, chênh lệch về độ cao nhiều như vậy khiến cho hệ sinh thái động thực vật biến đổi phong phú.

Quỹ đất tại thành phố Buôn Ma Thuột phần lớn đã được khai thác và đưa vào sản xuất trong nhiều năm nay với những thế mạnh chính về cây công nghiệp, đặc biệt cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon nhất Việt Nam.

+ Khí hậu:

Thành phố Buôn Ma Thuột chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng mạnh của tiểu vùng khí hậu cao nguyên phía Tây dãy Trường Sơn, nên khí hậu thành phố cũng có những nét đặc thù riêng, chủ yếu một năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa: Do ảnh hưởng mạnh của khí hậu Tây Trường Sơn nên tại Thành phố Buôn Ma Thuột có lượng mưa rất lớn, kéo dài 6 tháng, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa có gió Tây, Tây Nam hoạt động. Lượng mưa chiếm khoảng 87% lượng mưa cả năm. Tháng 8 và tháng 9 là các tháng có lượng mưa lớn nhất và đạt khoảng 300mm/tháng.

Mùa khô: Kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa có hướng gió Đông, Đông Bắc. Mưa ít, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 13% lượng mưa cả năm. Mưa mùa khô chỉ xuất hiện vào thời gian đầu và cuối mùa khô, có nhiều năm không có mưa, cường độ mưa mùa khô thường <10mm/tháng và chỉ xảy ra mưa một vài ngày trong tháng.

2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hôi

- Dân số

Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,…

- Kinh tế

Là trung tâm kinh tế-chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh có các tuyến đường bộ như Quốc lộ 14 nối 2 tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai - Kon Tum và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nối kết tiếp lên phía Bắc và vào hệ thống tuyến ngang ra các tỉnh duyên hải miền Trung, Quốc lộ 26 nối với Nha Trang – Khánh Hòa, Quốc lộ 29 nối với Phú Yên. Ngoài ra, sân bay Buôn Ma Thuột là 1 trong 3 sân bay của toàn vùng Tây Nguyên. Hiện là sân bay quân sự cấp 1 và sân bay dân sự quốc gia cấp 4C, được nâng cấp có khả năng đáp ứng 1 triệu khách/năm. Vị trí của sân bay nằm trên tuyến hàng không quan trọng nhất quốc gia nối giữa Hà Nội với thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)