1.3.1.1. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm:
Chính phủ: theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
UBND các cấp: Theo Hiến pháp năm 2013, UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Ngoài ra, các chủ thể tham gia công tác QLNN về hoạt động tôn giáo còn có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay gồm:
Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước và các cơ quan tham mưu giúp việc về hoạt động tôn giáo
Cấp quản lý Cơ quan/chủ thể trực tiếp quản lý
Cơ quan/chủ thể trực tiếp tham mưu giúp việc Trung ương Chính phủ Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo
chính phủ) Cấp tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) Cấp huyện UBND quận, huyện, thành
phố, thị xã thuộc tỉnh Phòng Nội vụ Cấp xã
UBND xã, phường, thị trấn Công chức Văn hóa – Xã hội
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hiện nay, ở cấp huyện, UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là UBND huyện) là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch UBND huyện trong việc QLNN về hoạt động tôn giáo.
1.3.1.2. Đối tượng quản lý
Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao gồm:
Tổ chức tôn giáo: ở nước ta hiện nay, tổ chức tôn giáo được coi là tổ chức xã hội, chính vì vậy việc thành lập, chia tách, giải thể,… đều phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành: Là công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam, các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của người Việt Nam nhưng cũng mang những đặc trưng riêng của người có đạo.
Ngoài ra, đối tượng QLNN về hoạt động tôn giáo còn bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động sinh hoạt tôn giáo như: nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo, các công trình có liên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân,… Đây là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, là nơi đồng bào có đạo thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, thờ tự của mình, chính vì vậy các cơ sở ngoài việc hoạt động theo nội quy, giáo điều của các tổ chức tôn giáo còn phải chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.