1.2.1.1. Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực
Lịch sử từ khi có nhà nước đến nay, không có nhà nước nào không thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Thực tiễn ngày nay cho thấy, ở bất cứ quốc gia nào, ở đâu có tôn giáo, hoạt động tôn
giáo thì đều có sự can thiệp điều chỉnh của nhà nước bất chấp có quan điểm cho rằng hoạt động tôn giáo là công việc nội bộ của tôn giáo, nó là hoạt động tự quản nên không cần Nhà nước phải quản lý, điều chỉnh.
Không có quản lý nhà nước về tôn giáo hay nói cách khác nếu nhà nước không thực hiện chức năng quản lý của mình về hoạt động tôn giáo sẽ dẫn đến các tôn giáo hoạt động vô chính phủ, chèn ép, công kích lẫn nhau, xã hội sẽ không phát triển lành mạnh vì sự sa đà, tốn kém, về sự hiếu chiến hoặc yếm thế của một số tôn giáo, sự lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự xã hội,…do đó nhà nước phải thực hiện chức năng của mình trong quản lý về hoạt động tôn giáo.
1.2.1.2. Phát huy vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã nhận đinh tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa. Giá trị lớn nhất của đạo đức tôn giáo là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ. Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo cũng còn nhiều yếu tố tiêu cực, nó hướng con người đến hạnh phúc hư ảo và làm mất tính chủ động, sáng tạo của con người. Vấn đề đặt ra là, cần nhận điện đúng vai trò của đạo đức tôn giáo nhằm phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo và hạn chê những tác động tiêu cực của nó đối với việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, trong đó có vấn đề quan trọng là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và kế thừa, phát huy những "hạt nhân hợp lý', những giá trị văn hóa đạo đức trong tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo để khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Nước ta là một nước có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo. Thậm chí nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo học ở trong, ngoài nước đã nói một cách hình tượng: Việt Nam là bảo tàng thu nhỏ của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới. Chính vì vậy việc phát huy vai trò của đạo đức tôn giáo trong giai đoạn hiện nay là một yếu tố quan trọng.
1.2.1.3. Đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của công dân
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được thể hiện nhất quán trong các bản Hiến pháp của Nhà nước ta qua các thời kỳ, mới đây nhất là bản Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” [41, tr.8].
Nhằm đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng của một bộ phận nhân dân, QLNN là nhằm bảo đảm được quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, để các hoạt động tôn giáo được diễn ra bình thường trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật.
Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân do đó Nhà nước phải thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp, chính đáng của công dân, trong đó có nhu cầu về niềm tin, đức tin tôn giáo.
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Đảng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác tôn giáo nên đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, có tính chất định hướng, chỉ đạo cho các cơ quan nhà nước và toàn xã hội trong hoạt động tôn giáo. Các văn bản pháp luật được ban hành cũng không nằm ngoài chủ trương, định hướng này của Đảng ta.
Ngày 12/03/2003 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW, trong đó khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [2]. Đảng ta coi công tác tôn giáo là “nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. [2]
Trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể, Đảng ta đã bổ sung, điều chỉnh chủ trương đường lối về hoạt động tôn giáo đảm bảo phù hợp với thực tiễn cách mạng. Đặc biệt trong giai đoạn nước ta đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống nhân dân ngày một cải thiện hơn, Đảng ta đã linh hoạt trong công tác chỉ đạo, định hướng về hoạt động tôn giáo, tạo điều kiện cho tôn giáo có điều kiện duy trì và phát triển trong thời đại mới.
1.2.2.2. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về tôn giáo
Hệ thống pháp luật được coi là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, có tác động quan trọng đối với hoạt động QLNN trên thực tế. Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật ở nước ta, pháp luật nhà nước trong công tác QLNN về tôn giáo cũng có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, trước những diễn biến phức tạp của hoạt động tôn giáo ở cả trong và ngoài nước, sự chống phá, kích động của các thế lực thù địch, công tác QLNN về tôn giáo ở nước ta đã gặp những sự lúng
túng, bị động nhất định ở một vài thời điểm, một vài địa bàn. Nguyên nhân này cũng một phần do những hạn chế, bất cập của những văn bản pháp luật, những cách vận dụng, cách hiểu khác nhau của các cơ quan QLNN.
Những thiếu sót trên là bài học quan trọng và cần thiết cho công tác QLNN về tôn giáo, nó cũng cho thấy hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng như thế nào. Trong tương lai, việc hoàn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo là một trong những yếu tố cần phải được xem trọng, đề cao trong công tác nghiên cứu, ban hành các văn bản quản lý. Việc nghiên cứu và ban hành cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống, bám sát tình hình thực tế của Việt Nam và thế giới.
1.2.2.3. Mức độ hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo
Bộ máy cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động QLNN về lĩnh vực này.
QLNN đối với hoạt động tôn giáo chỉ có thể đạt được hiệu lực, hiệu quả cao khi cán bộ, công chức làm công tác này có kiến thức sâu rộng về pháp luật, tôn giáo cũng như có kiến thức chuyên môn về QLNN, bên cạnh đó phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình cũng như thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức làm công tác QLNN về hoạt động tôn giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì họ là đại diện của chủ thể quản lý, được trao quyền nhất định và được sử dụng công cụ quản lý pháp luật để tác động, điều chỉnh các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với qui định của pháp luật.
tác Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống xã hội và liên quan đến rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Các cấp, các ngành cần nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; hướng các hoạt động của tôn giáo vào khuôn khổ quy định của pháp luật; ngày càng tăng cường tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hiện nay, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về tôn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế dẫn đến chưa có biện pháp tích cực, phù hợp trong quản lý, điều hành và xử lý các vấn đề tôn giáo do đó đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về tôn giáo ở một số địa phương. Do đó nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cao nhận thức về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, công chức được phân công trực tiếp làm công tác tôn giáo.
1.2.2.5. Sự phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề hội nhập và xu thế vận động của tôn giáo
Hiện nay đất nước ta đang ở trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế thị trường nên một bộ phận người dân chưa nhận thức được đầy đủ, rõ ràng về công tác tôn giáo. Mặt khác, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự xúi giục của bọn phản động sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Đây là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý và cần đặt ra cho chúng ta trong việc QLNN về hoạt động tôn giáo.
Trong những năm gần đây, tình hình xung đột sắc tộc, vấn đề tôn giáo và những đạo lạ xuất hiện lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ổn định ở một số khu vực trên thế giới và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam. Việc nắm bắt tình hình thế giới để có những cập nhật kịp thời trong công tác
quản lý hoạt động về tôn giáo cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay và sắp tới đây.
1.3. Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo
1.3.1. Chủ thể và đối tượng quản lý
1.3.1.1. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nước thuộc hệ thống hành pháp gồm:
Chính phủ: theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
UBND các cấp: Theo Hiến pháp năm 2013, UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
Ngoài ra, các chủ thể tham gia công tác QLNN về hoạt động tôn giáo còn có các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý như Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay gồm:
Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước và các cơ quan tham mưu giúp việc về hoạt động tôn giáo
Cấp quản lý Cơ quan/chủ thể trực tiếp quản lý
Cơ quan/chủ thể trực tiếp tham mưu giúp việc Trung ương Chính phủ Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo
chính phủ) Cấp tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) Cấp huyện UBND quận, huyện, thành
phố, thị xã thuộc tỉnh Phòng Nội vụ Cấp xã
UBND xã, phường, thị trấn Công chức Văn hóa – Xã hội
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hiện nay, ở cấp huyện, UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là UBND huyện) là chủ thể quản lý trực tiếp hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch UBND huyện trong việc QLNN về hoạt động tôn giáo.
1.3.1.2. Đối tượng quản lý
Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bao gồm:
Tổ chức tôn giáo: ở nước ta hiện nay, tổ chức tôn giáo được coi là tổ chức xã hội, chính vì vậy việc thành lập, chia tách, giải thể,… đều phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tín đồ, chức sắc, nhà tu hành: Là công dân của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam, các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành vừa mang những đặc điểm chung của người Việt Nam nhưng cũng mang những đặc trưng riêng của người có đạo.
Ngoài ra, đối tượng QLNN về hoạt động tôn giáo còn bao gồm các cơ sở phục vụ các hoạt động sinh hoạt tôn giáo như: nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo, các công trình có liên quan phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng giáo dân,… Đây là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo, là nơi đồng bào có đạo thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, thờ tự của mình, chính vì vậy các cơ sở ngoài việc hoạt động theo nội quy, giáo điều của các tổ chức tôn giáo còn phải chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
1.3.2. Nội dung quản lý
1.3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo
Hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam có nhiều bậc thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện ở bậc cao nhất, hiến định rất rõ ràng trong đạo luật gốc - đó là Hiến pháp. Qua các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân đều được ghi nhận và khẳng định.
Hiến pháp 2013, tiếp tục khẵng định quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được trình bày mở rộng hơn, với các chế định toàn diện và sâu sắc theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hoạt động một cách lành mạnh và công bằng nhất.
Tại Điều 24, Chương II quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.