1.3.1. Cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thưởng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng gồm có 8 nội dung chủ yếu nêu trên. Các nội dung này quan hệ chặt chẽ với nhau, phải được tiến hành đồng thời, không thể coi nhẹ nội dung nào để Luật thi đua, khen thưởng thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo được nguyên tắc của thi đua là tự nguyện,
tự giác, nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, công bằng và kịp thời. Có được như vậy thi đua, khen thưởng mới thực sự là động lực cho mỗi cá nhân, tập thể trong lao động, sản xuất, công tác, học tập tốt hơn và mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như của đất nước. Tham chiếu vào thực trạng các nội dung này tại huyện A Lưới, nội dung xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật và hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng được thực hiện đảm bảo không có nhiều bất cập tại địa phương, do đó không tiến hành triển khai đánh giá trong khuôn khổ của nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này, căn cứ vào những đánh giá thực tiễn, nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại A Lưới được hiểu như sau:
Thứ nhất, xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng.
Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm về thi đua, khen thưởng. Thứ tư, sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1.3.2. Kinh nghiệm từ huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam, được tái lập vào tháng 10 năm 1990; tổng diện tích tự nhiên là 64.777,88 ha, chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp 54.567,79ha chiếm 84,24% diện tích, trong đó diện tích rừng trồng sản xuất 16.754,73ha chiếm 30,7% diện tích đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 10
xã và 01 thị trấn; với tổng số 5.738 hộ, dân số 24.815 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 2.423 hộ, 11.044 khẩu, chiếm 44,5% dân số toàn huyện. Đây là huyện có đặc điểm tương đồng với huyện A Lưới nhất so với các địa phương khác trong tỉnh, vừa là huyện miền núi vừa là địa phương có người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu.[38]
Với đặc điểm tình hình như trên, huyện Nam Đông đã xác định phong trào thi đua yêu nước là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, huyện đã chú trọng đến các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân, chăm lo cho gia đình có công với cách mạng, ... Tích cực phát động các phong trào thi đua như: “Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, “Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Phong trào xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Phong trào bảo vệ an ninh quốc phòng”… Việc huy động đóng góp của nhân dân trong xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn cũng được các xã trên địa bàn huyện gây dựng trở thành một phong trào mạnh mẽ. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huyện đã nỗ lực động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng chính quyền, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn; đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào, xây dựng và nhân rộng những tấm gương tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến. Các phong trào đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, tham gia phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể, đã tạo nên sự đồng thuận, thống nhất cao. Phát huy những kết quả đạt được, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai phong trào thi đua yêu nước bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng gắn công tác thi đua yêu nước với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
quốc phòng an ninh; đồng thời nhân rộng các điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng tại huyện Nam Đông vẫn còn một số hạn chế: Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua của một số thành viên Hội đồng thi đua cấp xã chưa tích cực; một số cơ quan, đơn vị gần sát ngày tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết mới lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện khen thưởng, đôi lúc hồ sơ đề nghị khen thưởng chưa đảm bảo theo quy định; một số bản thành tích của tập thể và cá nhân đề nghị khen không mang tính nổi bật, điển hình để nhân rộng, không mang hiệu quả, có tham gia phong trào đều khen mà không đưa ra được các tiêu chí thi đua để xét khen đúng với thành tích đã đạt được.
1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Đa Krông, Quảng Trị
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện Đa Krông, Quảng Trị đã tập trung tổ chức phát động phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng theo tinh thần Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra, thực hiện công tác kiểm tra chéo, huy động cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng công tác thi đua, từng bước phát triển công tác thi đua cả chiều sâu lẫn chiều rộng; đổi mới việc bình xét, đánh giá khen thưởng góp phần đưa tỷ lệ tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp được khen thưởng cao hơn. Các thủ tục về công tác thi đua khen thưởng đều được niêm yết công khai tại Phòng Nội vụ huyện và bộ phận Tiếp nhận một của các xã, thị trấn. Công tác cải cách thủ tục hành chính đã phát huy vai trò trong việc cụ thể hóa các biểu mẫu về thi đua, khen thưởng.[37]
Hội đồng thi đua khen thưởng huyện đã đề xuất ý kiến với Ban Thi đua khen thưởng tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng cho các đồng chí lãnh đạo và cán bộ làm trực tiếp công tác thi đua, khen thưởng để tăng cường trách nhiệm, nâng cao nhận thức, nắm vững các nội dung, trình tự thủ tục, yêu cầu về công tác thi đua, khen thưởng. Công tác tuyên truyền và xây dựng gương điển hình được quan tâm, chú trọng.
Tuy nhiên, hoạt động của Hội đồng thi đua - khen thưởng các cấp cơ sở chưa được đổi mới, chủ yếu là xét thưởng chưa quan tâm đến phong trào thi đua trong thực hiện nhiệm vụ. Việc kiểm tra, đôn đốc chưa sâu sát. Việc ký kết giao ước tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa cụ thể, dù đã nỗ lực cố gắng nhân rộng điển hình tiên tiến tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa thật sự phát huy tác dụng. Việc đầu tư kinh phí hoạt động thi đua, khen thưởng tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn chưa đúng mức, việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chưa được quan tâm dẫn đến các phong trào thi đua thiếu thường xuyên, công tác khen thưởng chưa kịp thời.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm tham chiếu cho huyện A Lưới
Từ kinh nghiệm của một số địa phương, có thể thấy muốn quản lý tốt công tác thi đua, khen thưởng cần quan tâm và chú ý đến một số vấn đề sau:
Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan, các cơ quan truyền thông, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người đứng đầu cơ quan, đơn vị về vai trò, tác dụng của phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực hiện nghiêm túc các quy trình, thủ tục công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng. Cần xóa bỏ tư tưởng ban phát, chia nhau danh hiệu thi đua của các năm dễ dẫn đến triệt tiêu động lực phấn đấu của mỗi người. Khắc phục những tồn tại, hạn chế của từng ngành, từng đơn vị, từng cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, đề cao tinh thần trách nhiệm.
Thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời. Hoạt động sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng phải được tiến hành kịp thời để tạo được nguồn động viên khích lệ cho cá nhân, tập thể có thành tích, qua đó phát hiện những bất cập sai sót để góp ý, phê bình những đơn vị chưa thực hiện tốt để rút kinh nghiệm.
Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các vi phạm từ đó có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Tiểu kết chương 1
Thi đua, khen thưởng là một hoạt động có vai trò ý nghĩ quan trọng trong xây dựng và phát triển đất nước, là nguồn động viên thúc đẩy tinh thần lao động, xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ chức, giáo dục con người mới và tạo nguồn cho công tác tổ chức cán bộ.
Trong chương này, luận văn đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học của thi đua, khen thưởng, và quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng. Dựa trên cơ sở lý luận các nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, lòng ghép đánh giá thực tiễn tại địa phương A Lưới về công tác thi đua, khen thưởng để từ đó xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài gồm các nội dung chủ yếu: 1) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; 2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng; 3) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm về thi đua, khen thưởng; 4) Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng, đánh giá các hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; 5) Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 1.224,6 km2, dân số trên 46 nghìn người, mật độ dân số 37 người/km2; chiếm 24,17% về diện tích, 3,85% về dân số toàn tỉnh, là huyện có dân cư thưa thớt nhất trong toàn tỉnh. Trong huyện thì thị trấn có mật độ dân cư cao nhất 522,0 người/km2, thấp nhất là 2 xã Hương Nguyên 4,1 người/km2 và Hương Phong 6,4 người/km2.
Huyện chủ yếu có 05 dân tộc anh em sinh sống: Pa cô, Tà ôi, Ka tu, Pa hy, Kinh; trong đó, các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 80% dân số toàn huyện.
Từ thành phố Huế, đi theo quốc lộ 49 khoảng 70 km về phía Tây sẽ tới huyện A Lưới, cùng với trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện. Có 85 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế A Đớt- Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế);
- Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào);
- Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) và Đa Krông (tỉnh Quảng Trị);
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính huyện A Lưới
Địa bàn huyện A Lưới là một trong những căn cứ địa cách mạng của cả nước qua quá trình trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, thời điểm đó hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của huyện gặp không ít khó khăn nhưng nhân dân và cán bộ của huyện nhà luôn một lòng theo Đảng, cách mạng, Bác Hồ vĩ đại, cùng nhau đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để cùng cả nước bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ nhân dân có được một cuộc sống yên bình.
Qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đồng bào các dân tộc A Lưới đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Anh hùng liệt sĩ A Vầu ở xã Hồng
Kim, Anh hùng liệt sĩ Cu Lối, xã Hồng Nam, Anh hùng Cu Trip, một mình bắn rơi 8 chiếc máy bay; Anh hùng Hồ Vai, Anh hùng Kăn Lịch... Toàn huyện đã có gần 10 nghìn người và có trên 5000 hộ gia đình tham gia cách mạng, 1086 thương bệnh binh, trên 500 liệt sĩ.
Huyện A Lưới được Đảng, Nhà nước tuyên dương phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và đến nay huyện A Lưới có 16 xã, thị trấn được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 8 cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; đặc biệt là xã Hồng Quảng được 2 lần tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 1 mẹ còn sống, 19 tập thể Anh hùng lực lượng vũ trang, được tặng thưởng hơn 16 nghìn huân huy chương các loại.
Với bề dày lịch sử giàu truyền thống yêu nước, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đã tạo nhiều thuận lợi trong công tác thi đua, khen thưởng. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách về thi đua, khen thưởng nhờ đó thuận lợi và dễ dàng hơn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Ủy ban nhân dân huyện đã đề ra. Mặt khác, huyện A Lưới là nơi có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống đan xen với nhiều phong tục tập quán khác nhau, giao thông còn nhiều bất cập chưa thuận tiện phần nào đã ảnh hưởng đến việc triển khai các phong trào thi đua, khen thưởng trên địa bàn.
Trong thời gian qua, cũng với sự nỗ lực của nhân dân và cán bộ công chức trên địa bàn huyện A Lưới, các phong trào thi đua được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, mang lại hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cụ thể:
- Kinh tế: Phong trào thi đua phát triển kinh tế sôi nổi rộng khắp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khá cao và ổn định, cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng giá trị sản xuất 10,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đến năm 2019 đạt 1.245 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp 482 tỷ đồng, chiếm 38,7%, giảm 13,4%; công nghiệp - xây dựng 382