Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tạ

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, toàn diện, chưa bám sát thực tiễn để tổ chức, phát động các phong trào thi đua, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị nên hiệu quả còn hạn chế. Ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng và tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới. Sự chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan chức năng trong công tác thi đua, khen thưởng còn nhiều bất cập, thiếu sự nhắc nhở thường xuyên trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra hoạt động.

Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác thi đua ở cơ sở chưa được chú trọng phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở các đơn vị, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến còn chưa được coi trọng đúng mức, động viên khuyến khích chưa được kịp thời.

Cơ chế thông tin tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng thiếu những ý tưởng sáng tạo, độc đáo thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, các nhân tố mới và điển hình tiên tiến còn ít.

Năng lực tham mưu của cán bộ, công chức làm công tác này còn hạn chế. Nhân sự làm công tác thi đua, khen thưởng chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, phần lớn cán bộ phụ trách thi đua, khen thưởng ở cơ sở đều kiêm nhiệm vì vậy nghiệp vụ, chuyên môn làm thi đua chưa sâu, thời gian công tác dành cho thi đua, khen thưởng không nhiều, dẫn đến chất lượng tham mưu, đề xuất chưa hiệu quả. Thường xuyên có sự điều chuyển thay đổi vị trí công tác

do vậy thiếu tính kế thừa, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều. Một số cán bô, công chức chưa có sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, từ đó kết quả tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chưa đi vào chiều sâu, còn mang tính thời vụ, đối phó. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm thi đua chỉ dừng lại ở những buổi tập huấn ngắn hạn, thông thường là 01 ngày trong 01 năm vì vậy không có đủ thời gian để cơ quan chuyên trách và báo cáo viên truyền đạt đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng, vì vậy phần nào hạn chế hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở.

Chất lượng công tác khen thưởng còn hạn chế; không ít cơ quan, tổ chức có tư tưởng cào bằng, bình bầu các tập thể, cá nhân xuất sắc trong tháng, quý, năm thực hiện theo chế độ luân phiên, do đó không tạo được động lực phấn đấu cho người lao động.

Tiểu kết chương 2

Ở Chương 2, luận văn trình bày khái quát về đặc điểm, lịch sử hoạt động cách mạng và truyền thống thi đua của địa phương, những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua các nội dung cơ bản: Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng; xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng và đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng. Qua đó, đưa ra đánh giá về ưu điểm, hạn chế còn tồn tại phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó trong quá trình quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện A Lưới.

Từ việc phân tích thực trạng các nội dung trên, tác giả đã phát hiện ra những vấn đề có căn cứ lý luận và thực tiễn để làm cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp, khả thi cho đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)