Yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả sử dụng côngchức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 73)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Yêu cầu khách quan của việc nâng cao hiệu quả sử dụng côngchức

chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk

3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại. Những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nền hành chính cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng đó.

Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã nỗ ra, đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, nếu chúng ta không khai thác, đúng đắn kịp thời cơ hội của cuộc cạch mạng Công nghiệp 4.0 thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ. Công cuộc cải cách hành chính cũng như vậy, nếu không có những thay đổi để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới thì nền hành chính không thể chèo lái con thuyền Việt Nam hội nhập với thế giới.

Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 xác định xây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển, trong đó chuyển vài trò từ người chèo thuyền sang người lái thuyền. Nhà nước trở thành chủ thể hoạch định thể chế, chính sách cho các chủ thể thị trường tham gia sản xuất, kinh doanh, Nhà nước chỉ tập trung vào các hoạt động có tầm quan trọng then chốt đối với sự

4

phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động. Và để thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 nhấn mạnh: Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Đó là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước nói chung và công chức hành chính cấp huyện nói riêng. Việc sử dụng hiệu quả công chức góp phần quan trọng vào công cuộc cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính, bởi vì sử dụng hiệu quả công chức sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ công chức không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực thi công vụ của cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương, mà còn là nhân tố có tính quyết định trong việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách nền HCNN.

3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Chất lượng đội ngũ công chức đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng hiệu quả công chức, bởi vì mọi chủ trương, chính sách dù có đúng, có hợp lý đến đâu nhưng những người thực hiện nó không hiểu, không triển khai thực hiện tốt thì chủ trương, chính sách đó không thể đạt hiệu quả cao nhất.

Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; cơ cấu độ tuổi, giới tính,

4

dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ.

Tuy nhiên, từ thực tế đội ngũ công chức trong các cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện đã đánh giá, phân tích ở trên cho thấy đội ngũ công chức trình độ năng lực chưa đồng đều, vẫn còn những hạn chế nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ đối với công việc được giao, một bộ phận cán bộ, công chức phai nhạt lý tưởng, giám sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Cùng với bối cảnh đất nước đang đòi hỏi yêu cầu phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đầy đủ các phẩm chất cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

3.2. Một số quan quan điểm, định hướng chung về nâng cao hiệu quả sử dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện cư mgar, tỉnh đắk lắk (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)