Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiêu số nghèo, đời sống khó khăn[38]. Theo tinh thần của Quyết định này, nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
Đối tượng của chính sách: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương, hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.
1.2.4. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Những đối tượng nghèo cần được sự hỗ trợ về y tế đã được quy định cụ thể trong luật bảo hiểm y tế; theo đó “Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (khoản 14 - Điều 12 - Luật BHYT). Theo Luật này, đối với người thuộc gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám, chữa bệnh, và gần đây được nâng lên 100% trong phạm vi được hưởng. Tiếp tục mở rộng đối tượng hỗ trợ y tế, Chính phủ còn có chính sách hỗ trợ y tế cho hộ cận nghèo lúc đầu bằng 50% sau lên 70%, và nay là 100% phí bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo.
Chính sách hỗ trợ về y tế đã cung cấp thiết bị, cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở ở các xã nghèo, khuyến khích và tăng cường cán bộ y tế
tuyến cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ ban đầu. Bảo đảm tài chính để hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua điều chỉnh, phân bổ ngân sách y tế; điều tiết và điều chỉnh các mức thu viện phí giữa người giàu, người có khả năng về kinh tế, người nghèo. Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phầnkinh phí trong khám chữa bệnh.
1.2.5.Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo
Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo được quy định tại Luật giáo dục và các văn bản triển khai, theo đó nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi; không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Thực hiện chính sách xây dựng trường, lớp học cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp học, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học loại quá nghèo; khuyến khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú để đào tạo nguồn cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn.