Đối với Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Hệ thống các chính sách giảm nghèo nên theo hướng giảm các chính sách hỗ trợ trực tiếp (như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo), tăng các chính sách hỗ trợ sinh kế có trọng tâm trọng điểm để người nghèo chủ động vươn lên thoát nghèo, thực hiện việc hỗ trợ hộ nghèo theo phương châm nhà nước tạo cơ chế, làm "đòn bẩy" để các hộ tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội (là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động) cần xem xét tách khỏi nhóm hộ nghèo để hưởng chính sách trợ cấp xã hội lâu dài.

Cần giao quyền chủ động cho địa phương trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, nhất là hỗ trợ cây trồng vật nuôi theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo để phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của người dân.

- Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban dân tộc giải quyết cơ bản đất ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu.

- Cần có quy định về tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các dự án sản xuất, xây dựng các dự án giảm nghèo trước khi thực hiện, nhằm thể hiện được định hướng phát triển bền vững.

- Lựa chọn ưu tiên, tập trung phân bổ vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ dân sinh, sớm đưa các hạng mục vào sử dụng phát huy hiệu quả giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải, công trình dở dang, kém hiệu quả.

- Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí theo đúng các Chương trình, Đề án đã được duyệt; đảm bảo ngân sách hàng năm cho việc thực hiện chính sách giảm nghèo nói chung và huyện nghèo nói riêng. Tăng nguồn vốn sự nghiệp bố trí hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích, huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong thực hiện công tác giảm nghèo.

- Ủy ban Trung ương Mặt Trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tiếp tục quan tâm tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân ở địa phương ủng hộ đóng góp nguồn lực cho công cuộc giảm nghèo; tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đối với người dân nói chung, người nghèo nói riêng để chính sách thực sự đi vào cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)