môi trường và cản trở nâng cao dân trí
Hiện nay có 3 nguy cơ rất rõ ràng đối với người dân ở nông thôn. Đó là: nông dân mất ruộng, nông dân chán chốn thôn quê, ly nông, ly hương, ly tán bất đắc dĩ, những vấn đề xã hội của nông thôn, nông dân có thể trở thành những nguyên nhân đưa đến đói nghèo của bộ phận dân cư nông thôn, đang chiếm 70% dân số cả nước.
Tình trạng tái nghèo còn phổ biến dưới tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu và biến động xấu của thị trường. Mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang tăng lên sẽ là nguyên nhân đẩy tới bất công trong xã hội. Người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư rất đặc thù, bao gồm: những người sống ở những vùng sâu, vùng xa; người dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương. Nghèo, đói, thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Nguyên nhân do trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, thiếu vốn cũng như kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật thường xuyên, chi phí cho việc điều trị và đi lại lớn nên không có khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng. Hơn nữa, Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc đầu tư khắc phục thiên tai sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế kéo theo nghèo đói, tái nghèo.
Để giải quyết được những vấn đề trên, trong giai đoạn 2011 - 2020, chúng ta cần triển khai nhiều biện pháp. Trên quan điểm xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân, do đó trong chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, Chính phủ yêu cầu phải huy động tất cả nguồn lực của toàn xã hội vào quá trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, cần đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân, đây chính là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo.