Trình độ học vấn và khả năng tiếp cận nguồn lực của người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 42)

Sự hạn chế của các nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới. Mặc dù trong

trương trình xóa đói, giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng đã được tăng lên rất nhiều song vẫn còn khá nhiều người nghèo không có khả năng tiếp cạn được tín dụng. Một mặt họ không có tài sản để thế chấp, mặt khác họ không xây dựng được kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng đồng vốn không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận nguồn vốn và cuối cùng càng làm cho họ nghèo hơn.

Người nghèo đa số là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do đó không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi đói nghèo. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng tới các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con, những yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến cả thế hệ tương lai. Trình độ học vấn hạn chế cũng ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định hơn.

Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp người nghèo khó nắm bắt. Mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư , hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã chi phí dịch vụ pháp lý còn cao.

Các yếu tố về nhân khẩu học: quy mô gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong gia đình. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các gia đình hộ nghèo còn cao. Đông con, ít lao động là một trong những đặc điểm của các gia đình nghèo. Quy mô gia đình lớn làm tỷ lệ người ăn theo cao.

Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông. Những yếu tố đầu vào của sản xuất như giống, phân bón đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị sản phẩm sản xuất ra.

Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng thiên tai và các rủi do khác: Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống như thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, mất việc làm, tai nạn, mất sức khỏe. Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh cũng rất cao đối với người nghèo, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập bị hạn chế làm cho hộ mất khả năng phục hồi rủi ro và có thể gặp rủi ro hơn nữa.

Bệnh tật, sức khỏe yếu, cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng.Vấn đề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh ưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo, làm cho họ rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Họ phải gánh chịu 2 gánh nặng, một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là chịu chi phí khám chữa bệnh.

Trên đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo. Tuy nhiên đối với những địa phương khác nhau thì có thể có yếu tố khác nhau. Ngay trong bản thân những hộ dân cũng có thể có một hoặc một số các yếu tố tác động gây ra tình trạng nghèo đói, có yếu tố chủ quan nhưng cũng có những yếu tố khách quan. Điều mấu chốt trong nghiên cứu đói nghèo là phải tìm ra được những yếu tố tác động chính tới các hộ cũng như đâu là yếu tố cơ bản nhất.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, nội dung xuyên suốt trong chương 1 là những vấn đề lý luận về đói nghèo và giảm nghèo bền vững. Nội dung chính trong chương 1 bao gồm:

- Làm rõ những khái niệm về đói nghèo và những lý thuyết liên quan đến sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững.

- Những tiêu chí và quy định về mức chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay đang được áp dụng.

- Tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra hiện tượng đói nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững.

- Cuối cùng là những cơ sở và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giảm nghèo bền vững tại một số địa phương, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệp cho công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Trên đây là những cơ sở lý luận về đói nghèo và giảm nghèo bền vững, từ đây sẽ là những cơ sở lý thuyết để phân tích thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bá Thước trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)