chất lượng văn bản trong quá trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
67
3.1.3.1. Về lập đề nghị xây dựng văn bản
Do quy định về phạm vi các loại nghị quyết cần phải lập đề nghị khá rộng như đã nêu ở trên, dẫn đến thực tế nhiều nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ quy định về các biện pháp thi hành. Trong đó, chủ yếu là quy định về biện pháp tổ chức thi hành, không làm phát sinh chính sách vẫn phải lập đề nghị xây dựng văn bản. Do đó, cần sửa đổi quy định này theo hướng thu hẹp phạm vi văn bản, phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách, đơn cử là nghị quyết về biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên - quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật năm 2015.
3.1.3.2. Rà soát để giảm bớt nội dung cần đánh giá tác động cho phù hợp với tính chất của văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
Quy trình đánh giá tác động chính sách trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần điều chỉnh theo hướng tinh gọn, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của địa phương. Cần quy định các yêu cầu cụ thể hơn đối với nội dung các đề xuất chính sách. Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên đưa thêm khái niệm “chính sách” nhằm xác định rõ và đúng những gì thực sự tác động đến xã hội, người dân, doanh nghiệp, từ đó, giảm bớt những vấn đề cần phải đánh giá tác động.
3.1.3.3. Cần hoàn thiện quy định của pháp luật về việc lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, nên quy định trách nhiệm lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là bắt buộc - là nghĩa vụ mà chủ thể ban hành phải thực hiện khi tham gia quy trình soạn thảo văn bản, nhằm tránh tình trạng lấy ý kiến tùy nghi. Luật phải xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong quá trình lấy ý kiến để văn bản ban hành ra được sát với thực tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Luôn luôn
68
đề cao sự đóng góp của nhân dân, coi đây là công đoạn quan trọng của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp. Bổ sung quy định về nguyên tắc lấy ý kiến đóng góp như việc lấy ý kiến phải được tiến hành liên tục, đúng và đủ đối tượng, các nội dung lấy ý kiến phải được chuyển tải đến các đối tượng thông qua những cách thức phù hợp.
3.1.3.4. Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật
Nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản, khắc phục những “điểm nghẽn” làm giảm chất lượng dự thảo văn bản. Từ đó tránh tâm lý nể nang, phải nêu rõ ý kiến trong báo cáo thẩm định về việc dự thảo nghị quyết, quyết định có đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân hay không. Văn bản quy phạm pháp luật xây dựng thiếu cụ thể thì chưa ban hành, không nên lấy số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là thước đo hiệu quả.
3.1.3.5. Hoàn thiện quy định của Luật về trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên thực tế nếu không bổ sung các quy định này sẽ thường xuyên dẫn tới sự thiếu trách nhiệm có thể làm giảm chất lượng và khả năng áp dụng vào thực tế của các văn bản. Hiện nay, pháp luật đã quy định về nội dung này song vẫn chưacụ thể, thiếu cứng rắn, dẫn đến tâm lý coi nhẹ nhiệm vụ. Việc quy định rõ ràng sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để xác định trách nhiệm của từng cá nhân.
3.1.3.6. Thường xuyên rà soát, cải cách thể chế liên quan đến thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đây được coi là một trong những vấn đề quan trọng cần tiếp tục được các cơ quan trung ương và địa phương quan tâm thực hiện nhằm phát huy vai trò, vị trí của của việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp
69
luật, đồng thời đi đôi với khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành quy định pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.
3.1.3.7. Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật.
Một trong những điều kiện để thực hiện tốt công tác thực hiện pháp luật về ban hành văn bản QPPQL của chính quyền địa phương các cấp, trong đó có chính quyền địa phương cấp tỉnh đó là điều kiện về nhân lực và kinh phí phục vụ công tác thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần được đặt lên hàng đầu, sau đó đến các điều kiện cơ sở dữ liệu, kỹ năng... đều cần quan tâm hoàn thiện đồng bộ.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hạn, tiêu chí của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; về các biện pháp xử lí văn bản quy phạm pháp luật; về truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi vi phạm trong thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trong thực hiện việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3.1.3.8. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy
Việc xây dựng, kiện toàn cho các cơ quan chức năng, tăng cường đội ngũ làm công tác tham mưu, tổ chức thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đủ về số lượng và có năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn vững vàng thông qua công tác tập huấn nghiệp vụ và cử đi học tập, bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu về thực hiện các quy định pháp luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
70
Quan tâm chỉ đạo sự phối hợp nhịp nhàng, hợp lý từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tham mưu thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các hoạt động kiểm tra, xử lí văn bản quy phạm pháp luậtvới xây dựng, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành pháp luật.
3.1.3.9. Bảo đảm các điều kiện vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về nội dung này nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ hơn nữa về kinh phí, trang bị phương tiện vật chất, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu cho phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động này. Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, cơ chế thu hút đội ngũ cộng tác viên trên các lĩnh vực, kinh nghiệm của các chuyên gia giỏi vào các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu thực hiện chế độ hợp đồng đối với các viện nghiên cứu, các trường đại học, trong hoạt động thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương.
3.2. Giải pháp thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh