Đốivới tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 80 - 89)

Một là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng xây dựng chính sách, phân tích chính sách; báo cáo đánh giá tác động của chính sách;

75

nghiệp vụ thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức ở địa phương.

Xây dựng, phát hành cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về: Xây dựng chính sách trong đề nghị xây dựng pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; kỹ năng soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Hai là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Thường xuyên quan tâm cấp kinh phí cho việc đảm bảo thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về kinh phí hỗ trợ công tác phối hợp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Việc hoàn thiện các quy định liên quan đến kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định không chỉ xuất phát từ việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với văn bản mới được ban hành, mà còn xuất phát từ thực tiễn hết sức khó khăn về kinh phí bảo đảm trong triển khai nhiệm vụ phối hợp thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương thời gian qua.

Để bảo đảm tốt hơn về kinh phí hỗ trợ cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cần kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp xem xét, sửa đổi theo hướng bổ sung một số nội dung chi và nâng định mức chi đối với một số nội dung chi đặc thù về phối hợp thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định tại Thông tư liên tịch số

76

122/2011/TTLT-BTC-BTP do định mức chi như hiện tại còn thấp và không còn phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương của tỉnh Hòa Bình

Song song với công tác thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc kiểm tra, giám sát có một vai trò quan trọng không thể thiếu, hoạt động này là một khâu để kiểm tra các hoạt động và giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật, nhằm xem xét, đánh giá xem các bước quy trình của việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đảm bảo đúng quy định chưa. Do vậy việc tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát là một đòi hỏi của thực tiễn trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự hướng dẫn, chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đối với việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung cốt lõi trong vấn đề này đó là tiếp tục giành sự quan tâm vào việc lãnh đạo, chỉ đạo để tạo sự đổi mới và hoàn thiện và nâng cao quy trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ tiếp tục là một trong những nhiệm vụ chiến lược của công tác cải cách hệ thống pháp luật cần được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; đặc biệt là sự vào cuộc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

77

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chất lượng thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh được nâng cao khi các giải pháp trên được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ.

Các giải pháp trên là những góp ý giúp cho pháp luật cũng như thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ngày càng hoàn thiện hơn và đạt được những kết quả khả quan, nhằm hướng đến thực hiện xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật minh bạch và hoàn thiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng và của chính quyền địa phương cấp tỉnh cả nước nói chung.

Mặt khác, việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi mà chúng ta truyền tải được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thong qua việc thực hiện tốt việc thực hiện ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi, thống nhất.

Việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm luật quyết định đến chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật nói chung, đặc biệt nó ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động quản lý của chính quyền địa phương trên địa bàn cấp tỉnh. Xuất phát từ nhận thức vị trí, vai trò của việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách thống nhất, hiệu quả từ đó đòi hỏi cần phải đưa ra phương hướng, giải pháp hữu hiệu cho việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của chính quyền địa phương cấp tỉnh là quan trọng, nhất là việc tạo điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đặc biệt là kinh phí phục vụ công tác thực hiện pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật,

78

quan tâm đến kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng soạn thảo, trình độ pháp lý… cho các công chức tham gia hoạt động thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời từng bước hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, nhằm tạo hành lang pháp lý, nhằm nâng cao chất lương thực hiện việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Có cơ chế xử lý nghiêm minh, kịp thời các các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh.

79

KẾT LUẬN

Trong phạm vi gới hạn của luận văn đã nghiên cứu về thực hiện pháp luật ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh– từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở lý luận và thực trạng việc tổ chức thực hiện tại chính quyền địa phương cấp tỉnh – từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình cho thấy để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập về kinh tế, xã hội, đòi hỏi nhà nước không chỉ trang bị cho mình một tiềm lựckinh tế phát triển mạnh mẽ để cạnh tranh với bạn bè thế giới mà còn phải xây dựng đất nước theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có một môi trường thu hút đầu tư từ các quốc gia khác, để thực hiện được vấn đề đó việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò không hề nhỏ trong các khâu tổ chức, triển khai thực hiện. Từ thực tiễn công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh cho thấy còn một số bất cập, khó khăn, vướng mắc, thiếu tính đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản; nhiều vấn đề bước xúc của đời sống xã hội vẫn chưa được điều chỉnh kịp thời trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cho nên việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một nội dung quan trọng để chính quyền địa phương cấp tỉnh tổ chức thực hiện, ban hành các văn bản phù hợp với các quy định của Trung ương; do vậy thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tầm quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền.

Trong xu thế hội nhập và phát triển; sự vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc ban hành các hành lang pháp lý phù hợp

80

với điều kiện thực tiễn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của nhànước, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, đồng thời tạo cơ chế minh bạch hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phát huy được tối đa các nguồn lực của địa phương và của nhân dân trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng là hết sức cần thiết.

Nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền địa phương cấp tỉnh là nhiệm vụ không nhỏ trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Cho nên để việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính khách quan, minh bạch, mang lại hiệu quả thiết thực giúp cho việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đảm bảo thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả thì việc tuân thủ các nguyên tắc, nội dung và phương thức trong thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện việc thể chế các quy định của pháp luật và các chủ trương, chính sách sớm được triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng quy định./.

81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP78 ngày 14/5/2016củaChính

phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

2. Cơ sở dữ liệu Sở Tư pháp tỉnh hòa Bình, http://sotuphap.hoabinh.gov.vn/ 3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình, hoabinh.gov.vn

4. Cổng thông tin: stp.bentre.gov.vn

5. Chương trình phát triển Liên hợp quốc – Dự án VIE/98/001 “Tăng cườngnăng

lực pháp luật tại Việt Nam”, H.2002, tr.25.

6. Phạm Thị Anh Đào (2009), “Xây dựng và ban hành văn bản quy phạmpháp

luật của cấp bộ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” Luật văn thạc sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và phápluật.

7. Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình (2011), Nghị quyết số 23/2011/NQ-Hộiđồng

nhân dân ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

8. Nguyễn Chí Dũng (2005), “Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhândân

về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

9. Nguyễn Thị cẩm Giang (2017), “Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luậtcủa

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính.

10. Phạm Tuấn Khải (2006), “Nhà khoa học với công tác xây dựng pháp luật:vai

trò, ý nghĩa và thực trạng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14, tháng6/2006,

tr. 20.

11. Uông Chu Lưu (Chủ biên), “Bình luận Luật ban hành văn bản quy phạmpháp

luật”, Nhà xuất bản Tư pháp, 2005.

82

12.Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm

1992.

13.Quốc hội (2004), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hộiđồng

nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004.

14.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến phápnước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

15.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật banhành

văn bản quy phạm pháp luật 2015;

16.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tổ chứcchính

quyền địa phương 2015;

17.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Luật sửa đổibổ

sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

18.Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2017), Quyết định số 31/2017/QĐ-Ủyban

nhân dân ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

19.Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2017), Quyết định số 32/2017/QĐ-Ủyban

nhân dân ngày 19/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quychế kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

20.Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2016-2019), báo cáo năm 2016, 2017,2018,

2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về tình hình thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình (2019), báo cáo đánh giá tình hình thihành

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. (Báo cáo phục vụ làm việc với đoàn khảo sát của Ủy banPháp luật Quốc

hội).

83

22.Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp: Báo cáo phúc trình đề tài“Nghiên cứu cơ chế thẩm định của Bộ Tư Pháp đối với dự án, dự thảo văn

bản quy phạm pháp luật”, Số đăng ký 2000-58-144.

23.Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhândân,Ủybannhândâncấptỉnh

nguồnhttp://sotuphap.phutho.gov.vn/...9_9_3_7636142789875562679_ chuyên đề soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.doc

24.Trần Thanh Vân (2014) “văn bản quy phạm pháp luật – lý luận và thựctiễn”, luận Văn thạc sĩ Luật học.

25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003) “Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp

luật”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)