Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 76 - 80)

Một là, triển khai thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tập huấn nâng cao nhận thức

Để thực hiện tốt quy định về thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, điều tiên quyết đó là cần đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức làm công tác thực hiện pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, công bố, công khai văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường hỗ trợ, đảm bảo

71

kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi văn bản quy phạm pháp luật.

Hai là, tiếp tục tiến hành rà soát các quy định để hoàn thiện pháp luật về thực hiện cơ chế phối hợp thẩm định Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh

Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về thực hiện phối hợp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước tập trung vào nội dung rà soát để hoàn thiện nội dung phối hợp thẩm định; nội dung phối hợp thẩm định này có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện xây dựng, ban hành văn bản và có ảnh hưởng đến chất lượng, nội dung văn bản quy phạm pháp luật.

Ba là,hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, hoạt động của cơ quan tham mưu thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Quan tâm bố trí, kiện toàn nhân lực tham mưu giúp việc trong việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ban hành quy chế hoạt động của cơ quan tham mưu giúp việc nội dung này...

Củng cố, bố trí đủ công chức có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để làm công tác phối hợp thẩm định văn bản theo thẩm quyền, đặc biệt là bố trí đủ số biên chế chuyên trách theo quy định.

Cùng với nhiệm vụ rà soát, có thể thành lập phòng thẩm định, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện chuyên môn hóa công tác phối hợp thẩm định văn bản, tăng cường khả năng độc lập tổ chức công việc, nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của công tác này trên thực tế. Bên cạnh đó, để việc phối hợp thẩm định văn bản được chuyên môn hóa, thực hiện có hiệu quả, cần phải có sự phân công cụ thể việc phối hợp thẩm định văn bản

72

theo lĩnh vực, địa bàn, xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý đội ngũ cộng tác viên phối hợp thẩm định văn bản.

Bốn là, về hoàn thiện thể chế trong thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nên xem xét sửa đổi khoản 4 Điều 14 Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật theo hướng mở rộng thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính trong một số trường hợp đặc biệt trong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về các quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hànhLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Xác định, quy định rõ hơn khái niệm, đặc trưng, dấu hiệu của văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thêm quy định về các trường hợp khác không phải là quy phạm pháp luật theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;

+ Văn bản của địa phương có thể quy định lại một số nội dung của văn bản do trung ương ban hành trong trường hợp đối tượng áp dụng văn bản là nông dân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư (vì nhóm đối tượng này ít có điều kiện tiếp cận, cập nhật các văn bản do cơ quan trung ương ban hành);

+ Mở rộng thẩm quyền quy định thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp ban hành quyết định quy định chi tiết thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân có nội dung về biện pháp, chính sách đặc thù tại địa phương;

+ Quy định rõ hơn việc xác định hiệu lực của văn bản quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực nhưng văn bản quy định chi tiết chưa có văn bản mới thay thế để điều chỉnh các mối quan hệ cần quản lý;

73

+ Quy định về căn cứ pháp lý ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trong trường hợp văn bản trung ương giao quy định chi tiết địa phương quy định chi tiết là văn bản cá biệt;

+ Bổ sung nội dung cho phép quy định “thời điểm áp dụng trước thời điểm có hiệu lực của văn bản”, trong trường hợp nội dung văn bản quy định về chính sách mà người dân được thụ hưởng, khi có lý do chính đáng trong việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết (do phải chờ nghị quyết của Hội đồng nhân dân)để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đối tượng thụ hưởng chính sách;

+ Bổ sung quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình, đồng thời nghiên cứu nâng định mức kinh phí để đảm bảo cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

+ Quy định thống nhất về thẩm quyền, trình tự công bố danh mục văn bản quy định chi tiết hết hiệu lực.

Nghiên cứu sự cần thiết ban hành quy định việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị đề xuất dự thảo văn bản không bảo đảm yêu cầu, đặc biệt là những dự thảo văn bản trái pháp luật.

Ban hành quy định xử lý trách nhiệm đối với cơ quan đề xuất dự thảo văn bản trái pháp luật và có các hành vi vi phạm trong phối hợp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa và tác động rất lớn đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các quy định về phối hợp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Trước đây chỉcó quy định việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật tại Điều 34 Nghị định số 40/2010/NĐ- CP của Chính phủ.

74

Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật và không có trường hợp nào bị xem xét trách nhiệm hình sự do đề xuất ban hành văn bản trái pháp luật. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, bất cập này là nội dung quy định về xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người ban hành văn bản trái pháp luật tại Điều 134 của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP còn mang tính nguyên tắc chung; chưa có văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về tính chất, định lượng về mức độ sai phạm, trình tự, thủ tục…, vì thế, rất khó khăn trong việc thực hiện, mặc dù, điều này là rất cần thiết.

Xem xét sửa đổi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 128 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đồng thời có hướng dẫn cụ thể, làm cơ sở để địa phương áp dụng trong quá trình thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì liên quan đến quy trình đánh giá tác động chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và quy trình đánh giá tác động chính sách trong soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh không thống nhất với nhau.

Xem xét điều chỉnh lại nội dung quy định về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo hướng văn bản chỉ có nội dung bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy trình rút gọn tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đồng thời điều chỉnh lại mức chi kinh phí cho phù hợp với loại văn bản này).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh hòa bình (Trang 76 - 80)