7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền
địa phương
Để bảo đảm thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật tổ chức CQĐP nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong mỗi yếu tố đều có
mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đảm bảo cho sự cần thiết thực hiện pháp luật CQĐP. Các yếu tố đó là:
1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương
Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức CQĐP đã được nhà nước từng bước hoàn thiện. Sự ra đời của Luật Tổ chức CQĐP 2015 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức CQĐP 2019, đã tạo ra cơ sở pháp lý trong việc thực hiện pháp luật về tổ chức CQĐP.
Để đánh giá hệ thống quy phạm pháp luật có hoàn thiện hay không phải xem xét trên các phương diện sau: xem xét tính toàn diện, tính đầy đủ, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính kỹ thuật trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức CQĐP, nghĩa là chất lượng của văn bản pháp luật phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, có tính ổn định tương đối, chất lượng kỹ thuật lập pháp cao hơn với ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn.
- Tính toàn diện: là yếu tố xem xét về mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật tổ chức CQĐP. Đảm bảo tính toàn diện nghĩa là các văn bản quy phạm pháp luật tổ chức CQĐP phải bảo đảm đầy đủ, đa dạng về số lượng, chất lượng, và đảm bảo mối tương quan giữa văn bản quy phạm pháp luật tổ chức CQĐP với các văn bản quy phạm pháp luật khác. Sao cho chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động CQĐP và tạo thành một thể thống nhất từ trung ương tới địa phương.
- Tính đồng bộ: khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức CQĐP phải thống nhất về nội dung và hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật tổ chức CQĐP không được chồng chéo, văn phong của văn bản gọn gàng, dễ hiểu. Các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại
trong mối liên hệ với nhau, luôn nằm trong một hệ thống, trong đó mỗi văn bản có một vị trí, vai trò riêng.
- Tính phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật: văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Theo triết học Mác – Lênin thì pháp luật là kiến trúc thượng tầng của xã hội, các điều kiện hiện tại là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tần phải phù hợp với nhau là điều kiện quan trọng cho xã hội phát triển. Nói đến pháp luật thì nó tồn tại trong khoảng thời gian, điều kiện xã hội nhất định và pháp luật luôn phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện, xã hội là rất cần thiết.
Như vậy, một khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức CQĐP hoàn chỉnh sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện tốt các quy định của nhà nước về CQĐP
1.3.2. Ý thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ nhận thức pháp luật của công dân còn hạn chế. Một chính sách pháp luật có được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành hay không phụ thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật đó. Nếu ý thức pháp luật kém sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý xã hội.
Việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cần thiết. Ý thức pháp luật biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực pháp luật. Sự nhận thức pháp luật của công dân mà tích cực sẽ trở thành điều kiện trực tiếp, quan trọng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Bởi vì, một khi người dân và CQĐP có được nhận thức đúng về tầm quan trọng của pháp luật về tổ
chức và hoạt động của CQĐP thì khi đó ý thức thức thực hiện, trách nhiệm sẽ được nâng lên, dẫn đến các hành vi ứng xử phù hợp và hành vi đó là một dạng của hình thái ý thức xã hội.
Ngoài ý thức pháp luật và trách nhiệm của người dân cũng như của CQĐP có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thực hiện pháp luật về tổ chức CQĐP thì đòi hỏi những người có trách nhiệm soạn thảo, xây dựng, ban hành pháp luật về tổ chức CQĐP có sự hiểu biết pháp luật tốt, có trình độ pháp luật mới tạo ra những văn bản pháp luật có hiệu quả và hiệu lực cao.
1.3.3. Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương của các chủ thể có thẩm quyền phương của các chủ thể có thẩm quyền
Thứ nhất, năng lực tổ chức thực hiện, triển khai luật trước hết là việc đảm bảo điều kiện thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Đó là năng lực tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với chủ thể pháp luật. Năng lực đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, năng lực truyền thông, năng lực tổ chức tập huấn hoặc tổ chức hội nghị phổ biến pháp luật, năng lực lên lớp, năng lực đánh giá tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Thứ hai, là khả năng theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, trong đó quan trọng là khả năng xây dựng khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu về theo dõi thi hành pháp luật, để từ đó đánh giá thi hành pháp luật theo định hướng kết quả. Đây là phương thức quản lý, thông qua đó nhà quản lý xác định các kết quả cần đạt được một cách cụ thể, rõ ràng và dài hạn, định hướng tất cả các nỗ lực và hoạt động vào việc đạt được các kết quả một cách hiệu lực, hiệu quả. Việc sử dụng cách tiếp cận mới, phương thức quản lý hiện đại, tập trung vào việc đạt được kết quả, đo lường kết quả thường xuyên, đưa ra các hiệu chỉnh liên tục hiệu quả và hiệu lực thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật tổ chức CQĐP nói riêng làm tăng tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình về việc sử dụng các nguồn lực trong thực hiện pháp luật.
Thứ ba, công chức cần có khả năng soạn thảo văn bản chi tiết hoặc văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với văn hóa, phong tục, tín ngưỡng tôn giáo địa phương, điều kiện thực tế về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, biện pháp giải quyết vấn đề và chế tài xử lý phù hợp.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương về thực hiện pháp luật tổ chức chính quyền địa phương và bài học rút ra cho huyện Vĩnh Linh