8. Kết cấu luận văn
1.2. Thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên
1.2.1. Khái niệm và yêu cầu thực thi chính sách
1.2.1.1. Khái niệm
Thực thi chính sách là một giai đoạn rất quan trọng trong chu trình chính sách bởi vì sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả của thực thi chính sách công. Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra (1) CSC tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) CSC tốt nhưng thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) CSC tồi nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4) CSC tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại. Từ đó thấy được vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của một CSC là ở khâu thực thi CSC.
Có thể hiểu: Thực thi CSC là quá trình đưa CSC vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi CSC và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu CSC.
Mỗi chính sách là nhằm giải quyết một vấn đề. Vấn đề có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân cốt lõi và các nguyên nhân phụ. Chính sách phải hướng vào giải quyết các nguyên nhân của vấn đề.
Thực thi chính sách góp phần khẳng định tính đúng đắn của chính sách, khi chính sách được triển khai rộng rãi trong đời sống xã hội và được xã hội chấp nhận, điều này phản ánh tính đúng đắn của chính sách và ngược lại.
Qua thực thi giúp chính sách ngày càng hoàn chỉnh vì chúng ta đều biết chính sách do một tập thể hoạch định nên, nhưng cũng không tránh khỏi ý kiến chủ quan làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách, để khắc phục điều này thì khi chính sách được thực thi thì qua đó rút kinh nghiệm và chỉnh sửa để hoàn thiện chính sách.
Thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH là việc NHCSXH xây dựng, ban hành các văn bản để triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, cụ thể hóa chính sách bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trên phạm vi cả nước. Đồng thời có báo cáo, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản đó. Qua đó sẽ thấy các kết quả đạt được cũng như những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chính sách và đề ra các phương án giải quyết các khó khăn, hạn chế đó.
1.2.1.2. Các yêu cầu đối với việc thực thi chính sách
(1) Bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách
Để có thể thực hiện, mục tiêu chính sách phải cụ thể, rõ ràng, chính xác. Đây là yêu cầu đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách theo một định hướng. Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước, các tổ chức liên quan và các đối tượng chính sách nhằm đạt những mục tiêu trực tiếp. Ứng với mỗi mục tiêu trực tiếp là những chương trình, dự án cụ thể. Kết quả thực thi chính sách theo quá trình hoạt động trong từng thời kỳ được lượng hóa bằng những thước đo cụ thể. Tổng hợp kết quả thực hiện mục tiêu của các chương trình, dự án và các hoạt động thực thi khác thành mục tiêu chung của chính sách.
CSTD đối với HSSV là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, chính sách này có cả mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; để từng bước thực hiện các mục tiêu đó, NHCSXH đã triển khai được chương trình cho vay HSSV thực hiện mục tiêu cụ thể của chính sách là không để một học sinh sinh viên nào phải bỏ học giữa chừng vì thiếu tiền đóng học phí, chương trình này bước đầu cũng đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại cơ hội học tập cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn, từng bước giải quyết các khó khăn vướng mắc trong vấn đề chính sách được toàn dân quan tâm này.
Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong chu trình chính sách, nó kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong chu trình tạo nên một hệ thống thống nhất, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi chính sách cần thiết phải đảm bảo tính hệ thống trong mỗi quá trình. Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách; hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước.
Trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, trường học… để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện mục tiêu chính sách. Ví dụ trong công tác tuyên truyền, vận động chính sách, không chỉ có mỗi cán bộ tín dụng của NHCSXH tuyên truyền, phổ biến chính sách mà cần có sự tham gia của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội… cùng tham gia, không chỉ tuyên truyền trực tiếp mà còn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; cũng không chỉ tiến hành một lần mà tiền hành thường xuyên, đan xen trong suốt quá trình thực thi chính sách, đặc biệt có những thay đổi, những điều khoản mới bổ sung trong chính sách.
(3) Bảo đảm tính khoa học và tính pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách
Tính khoa học (hay tính phù hợp với thực tiễn) thể hiện trong quá trình thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách. Quy trình thực thi chính sách lại chịu ảnh hưởng của nhiềm yếu tố khi nó được triển khai vào đời sống xã hội. Bởi vậy, tính khoa học của quá trình tổ chức thực thi chính sách phải thể hiện được sức sống để tồn tại trong thực tế như: mục tiêu cụ thể của chính sách phải phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương trong từng thời kỳ; các biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách phải tương ứng với trình độ nhận thức và tài nguyên của mỗi vùng,
miền…Như vậy, không thể thực hiện các bước theo quy trình khoa học một các máy móc mà cần linh hoạt tùy vào điều kiện thực tế tổ chức thực hiện chính sách cho phù hợp.
CSTD đối với HSSV cũng vậy, theo sự thay đổi của thời gian, điều kiện, môi trường, nhu cầu… cũng có sự thay đổi. Để phù hợp với các điều kiện thực tế thì trong quá trình thực thi chính sách, NHCSXH cũng đã có những thay đổi như: Tăng mức cho vay, kéo dài thời gian thu hồi nợ, giãn nợ, cho vay chương trình học nghề… để đảm bảo vẫn giữ được mục tiêu của chính sách và đảm bảo tính khoa học, linh hoạt của chính sách.
Tuy vậy, quá trình tổ chức thực thi chính sách vẫn phải tuân theo các nguyên tắc pháp lý để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách. Tính pháp lý được thể hiện là việc chấp hành các chế định về thực thi chính sách như: trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân được giao thực thi chính sách, cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết.
(4) Bảo đảm hài hòa lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng
CSTD đối với HSSV là một chính sách có tính nhân văn, nhân đạo, tạo cơ hội cho tất cả HSSV có điều kiện hưởng nền giáo dục một cách công bằng. Thời kỳ đầu thực hiện chính sách, đối tượng thụ hưởng quy định chặt chẽ hơn, sau đó chính sách đã mở rộng đối tượng cho vay hơn, cụ thể: gia đình có từ 02 con đi học Đại học, cao đẳng, học nghề mà không trong diện nghèo; gia đình cận nghèo, gia đình khó khăn đột xuất, không may gặp tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật, thiên tai cũng sẽ được vay chương trình này để cho con đi học… Còn về phía đối tượng thực thi chính sách, cụ thể ở đây là cán bộ, nhân viên NHCSXH cũng sẽ có được hưởng những lợi ích mà chương trình mang lại, họ được trả lương, thưởng nếu làm việc tốt, có được niềm tin của nhân dân, gây dựng hình ảnh NHCSXH là ngân hàng cho người nghèo, vì người nghèo, thân thiết với người nghèo, uy tín với nhà nước và nhân dân. Việc đảm bảo hài hòa lợi ích cho các đối tượng chính sách sẽ góp phần tạo sự công bằng trong xã
hội, ổn định cuộc sống và khuyến khích các đối tượng tham gia thực thi chính sách một cách tích cực.