8. Kết cấu luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, chính sách cho vay chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn. Có thể thấy, tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH còn thực hiện dàn trải, cào bằng. Mức cho vay bình quân tuy có tăng qua các năm nhưng so với số vốn vay tối đa được phép vay là quá nhỏ. Do đó, HSSV được vay vốn ở mức hạn chế dẫn đến nhiều trường hợp HSSV vay vốn không đủ để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt tại trường.
Chính sách lãi suất thấp, ưu đãi đối với HSSV chỉ có thể hỗ trợ trong thời gian có hạn. Đối với trường hợp Ngân hàng có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp tại bất kỳ thời điểm cần vốn thì việc cho vay với lãi suất ưu đãi là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, NHCSXH chỉ sử dụng 20% vốn của Nhà nước trong giai đoạn đầu khi mới đi vào hoạt động và để phát triển bền vững, ngân hàng cần huy động nguồn vốn chủ yếu từ người dân theo lãi suất thị trường. Trong trường hợp này lãi suất cho vay khó có thể thể duy trì ở mức lãi suất ưu đãi.
Thứ hai, công tác cho vay còn nhiều bất cập.
Do việc triển khai CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được diễn trên phạm vi không gian rộng (trên tất cả mọi miền đất nước), khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn lại nhiều nên NHCSXH không tránh khỏi những lúng túng và khó khăn, nhất là khâu phải phối hợp với với nhiều cơ quan chức năng để triển khai như: Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khâu hướng dẫn thủ tục quy trình nghiệp vụ đối với người vay, đặc biệt là việc theo dõi nợ.
Hiện nay, NHCSXH chưa xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và xếp hạng chất lượng tín dụng nội bộ, do đó, chưa có đủ thông tin để phân tích tình hình tín dụng nhằm đề ra những biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ thực hiện cho vay còn thiếu về số lượng vàchất lượng.
Khối lượng nguồn vốn lớn, đối tượng hưởng thụ chính sách nhiều, đội ngũ cán bộ ngân hàng còn hạn chế về số lượng, tiến độ giải ngân có lúc chưa đáp ứng yêu cầu.
NHCSXH hiện có Sở giao dịch tại 63 chi nhánh cấp tỉnh và hơn 600 phòng giao dịch cấp huyện. Theo yêu cầu của việc phát triển cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn, NHCSXH phải mở rộng hệ thống các chi nhánh đến tận cấp cơ sở, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo là những nơi có rất nhiều khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay tại mỗi phòng giao dịch có từ 5 - 7 cán bộ làm công tác cho vay của cả huyện, mỗi cán bộ chịu trách nhiệm cho vay 5 -7 xã. Mặt khác, cán bộ của ngân hàng có trình độ không đồng đều, một phần do tập trung từ nhiều bộ phận khác nhau (tiếp nhận từ NHNo&PTNT, từ các cơ quan khác và tuyển dụng mới).
Do đặc trưng của công tác cho vay của NHCSXH có những khó khăn về thu nhập, phương tiện làm việc. Đây không chỉ là những trở ngại với ngân hàng mà còn là những thử thách thực sự đối với từng cán bộ, nhân viên của ngân hàng, đòi hỏi cán bộ phải có phẩm chất tận tụy và tâm huyết với người nghèo. Tại nhiều địa phương, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhiều khi thiếu cả những phương tiện cần thiết phục vụ công tác nghiệp vụ, cán bộ phải sử dụng phương pháp thủ công nên mất nhiều thời gian mà hiệu quả công việc không cao.
Với số lượng nhân viên đông đảo lại phân bổ trên một địa bàn rộng lớn, Trung tâm đào tạo của ngân hàng cũng mới đươc thành lập nên công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên chưa được thường xuyên, liên tục. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân viên cũng như hiệu quả của các dự án.
Thứ tư, sựphối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội và nhà trường trong quản lý cho vay, tính liên đới trách nhiệm đối với các thành viên tổ TK&VV chưa cao.
Việc xây dựng và ký kết các văn bản, hợp đồng ủy thác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ TK&VV, chưa có quy định rõ trách nhiệm vật chất của các bên tham gia, đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Chương trình.
Tính liên đới trách nhiệm giữa các thành viên tổ TK&VV có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH. Do hoạt động tín dụng đối với HSSV có rủi ro cao vì cho vay không có tài sản đảm bảo, dựa trên tín chấp và tính liên đới trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, việc quy định về tính liên đới trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng hiện mới chỉ là quy định chung chung, nhiều trường hợp hộ vay không trả được nợ, chây ỳ, nhưng các thành viên khác vẫn tiếp tục được vay vốn. Điều đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của NHCSXH.
Thứ năm, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu lâu dài về phát triển hoạt động cho vay HSSV.
NHCSXH chưa xây dựng được chiến lược nguồn vốn ổn định, lâu dài. Đây là chương trình tín dụng có khối lượng tín dụng lớn (từ 30 đến 35 ngàn tỷ đồng) có thời hạn vay vốn dài, bình quân là 5 năm học chưa có thu nợ quay vòng, sau khi ra trường một năm và bắt đầu từ năm thứ 7 trở đi mới thu gốc và lãi món đầu tiên (trừ học sinh học nghề có thời gian học ngắn hạn). Vì vậy, cần thiết phải bố trí nguồn vốn dài hạn, ổn định để đầu tư cho chương trình này. Việc triển khai cho vay thời gian vừa qua cho thấy việc bố trí nguồn vốn rất bị động (ghi tạm ứng từ nguồn Kho bạc Nhà nước hàng năm) nên thời hạn nguồn vốn không ổn định và không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai.
Thứ sáu, công tác thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách còn hạn chế
Tổ chức thực hiện ủy thác cho vay tại một số chi nhánh NHCSXH cấp huyện chưa được quan tâm sâu sát, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách cho vay đối với HSSV còn hạn chế và chưa sâu, đặc biệt là tuyên truyền đến các thành viên tổ TK&VV về chủ trương không ủy thác thu nợ gốc cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV, do đó, các hộ vay
vẫn quen nếp cũ nộp tiền trả nợ gốc cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV, tạo cơ hội cho một số đối tượng tham ô, chiếm dụng vốn.
b) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, về phía khách hàng: Một số hộ gia đình còn chưa nắm được thông tin về chính sách, không dám vay vốn vì lo ngại việc trả nợ. Một số hộ gia đình có từ 2 đến 3 HSSV vay vốn cũng có nhiều băn khoăn, lo lắng về khả năng trả nợ, trả lãi tiền vay sau khi con em ra trường. Số HSSV có hoàn cảnh khó khăn đi học nghề thời hạn đào tạo dưới 01 năm và HSSV ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa vay vốn còn thấp. Chủ yếu các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay vốn cho con đi học đại học và cao đẳng, số gia đình vay vốn cho con đi học trung học và học nghề, đặc biệt là học nghề ngắn hạn chưa nhiều.
Một bộ phận HSSV không tìm được việc làm hoặc có thu nhập thấp khi ra trường thì việc trả nợ gốc và lãi hàng tháng là rất khó khăn. Nhất là gia đình đã rất khó khăn về kinh tế, không có nguồn kinh phí khác hỗ trợ thì càng không có điều kiện trả nợ đúng hạn (diện đặc biệt khó khăn, mồ côi). Một số HSSV còn xem vốn vay từ quỹ là vốn cho, cấp nên khi ra trường chưa có ý thức trả nợ Ngân hàng.
Thứ hai, về cơ chế chính sách: Các Quyết định của chương trình trước Quyết định số 157/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ quy định phương thức cho vay, phương thức thu nợ, thu lãi khác với Quyết định 157/2007/QĐ- TTg, gây hiểu lầm và khó khăn trong quá trình quản lý và theo dõi cho người vay và ngân hàng.
Chế độ tài chính của NHCSXH tuy đã được bổ sung, điều chỉnh nhiều lần nhưng chưa có tính ổn định, chưa tạo thế chủ động cho NHCSXH và chưa thực sự kích thích đội ngũ cán bộ gắn bó với công việc.
Bên cạnh đó, cơ chế khoán tài chính của NHCSXH căn cứ theo Thông tư số 24/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính thực hiện khoán tài chính căn cứ theo dư nợ tín dụng điều này sẽ khuyến khích các đơn vị trong hệ thống
NHCSXH tăng cường giải ngân hơn là quan tâm đến thu nợ, thu lãi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng.
Cơ chế trích lập dự phòng của NHCSXH (trích lập dự phòng chung 2% trên dư nợ bình quân) khác với các NHTM khác theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, về môi trường kinh tế - xã hội: Phương thức ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội mặc dù có hiệu quả hơn hẳn so với phương thức ủy thác toàn phần qua NHNo&PTNT Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, phương thức này cũng bộc lộ một số hạn chế làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng HSSV. Cán bộ tổ chức hội thường có ít hiểu biết về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Do thời gian vay vốn dài, số tiền vay nhận theo từng kỳ nhỏ lẻ nên Tổ trưởng khó quản lý, theo dõi trong suốt quá thời gian vay vốn của hộ gia đình. Hơn nữa do trong thời gian phát tiền vay người vay chưa phải trả lãi, gây tâm lý Tổ trưởng không muốn kết nạp hoặc xét duyệt cho vay đối với hội gia đình có nhu cầu vay vốn cho con đi học, bởi vì không thu lãi thì Tổ trưởng không được hoa hồng do Ngân hàng chi trả (kể cả khoản phí ủy thác tổ chức hội được hưởng).
Thứ tư, về môi trường pháp lý: Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chưa nghiên cứu kỹ văn bản để hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát nên ở một số nơi, quá trình bình xét, xác nhận cho vay còn chưa đúng đối tượng.
HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn của NHCSXH là đối tượng chính sách được Nhà nước quy định theo tiêu chí phân loại do Nhà nước trung ương hoặc địa phương quy định và do cấp xã điều tra, công nhận. Tuy nhiên, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn phục vụ cho việc xét duyệt cho vay không sát thực tế, đã tạo kẽ hở trong
quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước.
Thứ năm, về môi trường tự nhiên: Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng diễn biến khó lường, tình trạng ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất làm giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp. Nhiều gia đình bị mất toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, rơi vào cảnh khó khăn không còn khả năng trả nợ dẫn đến nguy cơ thất thoát nguồn vốn của ngân hàng.
Tóm tắt chương II
Trong chương II, luận văn giới thiệu cụ thể về CSTD đối với HSSV ở nước ta, về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và nội dung cụ thể của chính sách như phạm vi áp dụng, đối tượng, phương thức, đơn vị thực hiện … Theo đó, NHCSXH được giao nhiệm vụ thực hiện cho vay đối với HSSV.
Để hiểu rõ thêm về quá trình triển khai thực hiện chính sách, Luận văn đã giới thiệu tổng quan NHCSXH như quá trình thành lập và phát triển, cơ cấu tổ chức, quản trị điều hành, tình hình hoạt động của NHCSXH giai đoạn 2013– 2016 và tiếp tục trình bày chi tiết về thực trạng triển khai CSTD đối với HSSV tại NHCSXH.
Trên cơ sở đó, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam như: quá trình triển khai thực hiện cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn; chính sách và thủ tục qui trình cho vay; qui mô tín dụng; số lượng khách hàng; nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV.
Đồng thời luận văn đã đánh giá hiệu quả triển khai CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam về những kết quả đạt được, những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Đây chính là cơ sở để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả CSTD đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này cần có nỗ lực cả từ phía NHCSXH và sự phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội, vai trò quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘIVIỆT NAM 3.1. Định hướng chung
3.1.1. Định hướng phát triển
Cùng với mục tiêu phát triển của đất nước, mục tiêu của CSTD đối với HSSV là không để một học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học. Đó cũng là quá trình tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài tương lai để xây dựng tương lai đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu trên, yếu tố cơ bản đặt lên hàng đầu đối với chính sách nói chung và NHCSXH nói riêng là phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, mạng lưới giao dịch rộng khắp cùng với đó là một hệ thống công nghệ thông tin phát triển và một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn.
Một số nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH khi thực hiện CSTD đối với HSSV năm 2015 đến năm 2020 như sau:
- Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn. - Bảo đảm 100% vốn CSTD của Chính phủ đến được với HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách xã hội nói chung;
- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính;
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ
TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại các xã;
- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao
điều hành tác nghiệp của NHCSXH. Tiếp tục cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.
Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện NHCSXH sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
a) Thuận lợi
- Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xóa