Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 49 - 53)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi đối với HSSV có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Việt Nam là:

Thứ nhất, mở rộng sản phẩm tiết kiệm những khoản tiền nhỏ và xây dựng nhóm TK&VV

NHCSXH Việt Nam trong suốt những năm qua luôn hoạt động theo cơ chế nhận trợ cấp từ ngân sách nhà nước. HSSV vay vốn tại ngân hàng cũng được vay với lãi suất rất thấp chỉ 0,65%/năm nên NHCSXH rất khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ dân, mặc dù lãi suất huy động được cấp bù là ngang bằng với mức lãi suất huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN0&PTNT) vì người dân chưa thực sự hiểu hết các nghiệp vụ của NHCSXH nên nguồn huy động chủ yếu đã thực hiện từ việc nhận tiết kiệm những khoản tiền nhỏ từ hộ vay vốn thông qua tổ TK&VV và đã làm cho ngân hàng thu hút được khoản tiết kiệm người nghèo như mô hình ngân hàng của Bangladesh (ngân hàng rất thành công với nhận tiết kiệm khoản tiền nhỏ nay).

Thứ hai, các hộ vay trong tổ nhóm tương trợ nhau thực hiện đúng quy chế của tổ TK&VV cùng vươn lên trong cuộc sống.

Những hộ vay vốn tại NHCSXH thuộc nhóm hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong diện chính sách của Chính phủ. Xây dựng nhóm không chỉ giúp HSSV là con em của những hộ này được vay chi phí học tập mà còn giúp cho chính bản thân hộ gia đình nhận được giúp đỡ từ các thành viên

trong nhóm. Các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng. Mỗi nhóm cũng bầu một tổ trưởng đảm bảo tổ chức họp và phổ biến thông tin, phổ biến các quy định chung định kỳ cho nhóm. Đưa ra những ràng buộc bắt các thành viên của nhóm phải nộp tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện hàng tháng; khoản tiết kiệm này đều được tính lãi suất theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Khi thành viên không trả lãi đúng hạn thì hộ vay có thể đề nghị trích tiền gửi tiết kiệm để trả kãi định kỳ hàng tháng, nhu vậy hộ vay có thể vừa tiết kiệm và có thể trả lãi đúng theo định kỳ theo quy định của NHCSXH. Kết quả đạt được từ khi mới thành lập thì quy chế tổ số thành viên tối đa là 40 thành viên nhưng hiện nay số lượng thành viên tối đa đuợc nâng lên là 60 thành viên.

Thứ ba, hình thức giải ngân vốn được đa dạng, hướng tới vốn vay sử dụng đúng mục đích.

Khi thực hiện giải ngân vốn sinh viên, để giảm thiểu tình trạng hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích, bằng việc NHCSXH liên kết với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) và Ngân Hàng Công Thương để mở tài khoản và phát hánh thẻ ATM miễn phí cho sinh viên. Bắt đầu 2012 NHCSXH đã thực hiện giải ngân vốn vay chương trình HSSV trực tiếp qua tài khoản thẻ ATM, và hộ vay không mất bất cứ một khoản lệ phí nào. Do vậy, nguồn vốn được chuyển thẳng đến đối tượng cần tài trợ để học tập, ngân hàng đã giám sát chặt chẽ kênh tín dụng HSSV, tránh tiêu cực, lợi dụng khoản vay để hộ vay sử dụng cho mục đích khác và nâng cao hiệu quả đồng vốn, thực hiện được mục tiêu an sinh xã hội của chính phủ.

Trên thực tế sinh viên vay vốn không đủ để trang trải chi phí học tập cho mình nên có những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho vay khuyến khích phát triển những ngành mà xã hội cần, các khoản hỗ trợ sẽ ưu tiên cho HSSV có nguyện vọng học những ngành nằm trong danh mục ưu tiên quốc gia về

nguồn nhân lực hoặc làm việc trong những lĩnh vực xã hội quan trọng (như bác sĩ, giáo viên phục vụ khu vực nông thôn). Các chương trình cho vay có thể được xây dựng cho những nhóm đối tượng cụ thể này (như cho sinh viên y khoa) hoặc áp dụng các điều kiện trả nợ ưu đãi trong khuôn khổ chương trình cho vay không được trợ cấp.

Trường hợp HSSV không phải đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách vẫn có thể được vay vốn từ các NHTM theo cơ chế thị trường để theo học các trường đại học trong và ngoài nước như mô hình của Trung Quốc…

Việt Nam có thể học tập hình thức trả nợ theo thu nhập được giới thiệu ở một số nước công nghiệp hoá: thời gian trả nợ định kỳ được quy định theo tỷ lệ thu nhập của sinh viên tốt nghiệp trong mỗi thời kỳ; việc này sẽ làm giảm gánh nặng trả nợ trong những năm đầu. Ngoài ra, ở các nước phát triển, cơ quan thuế sẽ tham gia thu nợ vay vì cần có thông tin về thu nhập cá nhân và đảm bảo hiệu quả cơ chế “trả nợ khi bạn có thu nhập”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động của cơ quan thuế vẫn chưa hiệu quả nên cơ chế thu nợ qua cơ quan thuế có thể đưa vào chiến lược định hướng phát triển cho những giai đoạn tới.

Tóm tắt chương I

Chương một của luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ bản CSTD đối với HSSV và các vấn đề về thực thi chính sách.

Để hệ thống những vấn đề cơ bản về CSTD đối với HSSV, Luận văn trình bày thực trạng HSSV có hoàn cảnh khó khăn và nhu cầu kinh phí để học tập ở Việt Nam và một số vấn đề lý thuyết về khái niệm CSTD đối với HSSV, các vấn đề về chính sách, đối tượng thụ hưởng, mục tiêu của chính sách và các giải pháp của chính sách. Trên cơ sở đó phân tích tầm quan trọng của CSTD đối với HSSV.

Chương I cũng đưa ra cơ sở lý luận về việc thực thi CSTD đối với HSSV qua các nội dung khái niệm, yêu cầu thực thi chính sách và các nội dung cụ thể của thực thi chính sách.

Để chính sách phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế tri thức, phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay HSSV, Luận văn đã đưa ra các tiêu chí đo lường kết quả thực thi, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động cho vay HSSV và học tập kinh nghiệm của một số nước trong tín dụng HSSV.

Đây là cơ sở khoa học để tác giả đi sâu phân tích thực trạng thực thi CSTD đối với HSSV tại NHCSXH Việt Nam ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 49 - 53)