Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 88 - 89)

8. Kết cấu luận văn

3.1.1.Định hướng phát triển

Cùng với mục tiêu phát triển của đất nước, mục tiêu của CSTD đối với HSSV là không để một học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học. Đó cũng là quá trình tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài tương lai để xây dựng tương lai đất nước.

Để thực hiện được mục tiêu trên, yếu tố cơ bản đặt lên hàng đầu đối với chính sách nói chung và NHCSXH nói riêng là phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, mạng lưới giao dịch rộng khắp cùng với đó là một hệ thống công nghệ thông tin phát triển và một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH khi thực hiện CSTD đối với HSSV năm 2015 đến năm 2020 như sau:

- Tập trung huy động, khai thác các nguồn lực tài chính không phải trả lãi hoặc trả lãi suất thấp, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để lập quỹ đầu tư cho vay HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung, đặc biệt coi trọng thu hồi nợ đến hạn để tái đầu tư quay vòng vốn. - Bảo đảm 100% vốn CSTD của Chính phủ đến được với HSSV nói riêng và các đối tượng chính sách xã hội nói chung;

- Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chính sách, cơ chế quản lý, đặc biệt là cơ chế huy động vốn, cơ chế tín dụng và cơ chế tài chính;

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý đã xác định, củng cố và hoàn thiện phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ

TK&VV, Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại các xã;

- Có kế hoạch trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho NHCSXH, nhất là hệ thống tin học, thay thế quy trình công nghệ thủ công, năng suất lao

điều hành tác nghiệp của NHCSXH. Tiếp tục cải cách thủ tục và quy trình nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham ô, giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.

Để thực hiện theo định hướng trên, trong quá trình triển khai thực hiện NHCSXH sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

a) Thuận lợi

- Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xóa đói, giảm nghèo là không thay đổi và được đầu tư ngày một mạnh hơn.

- Đảng bộ và chính quyền các cấp, cộng đồng dân tộc tin tưởng, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho NHCSXH hoạt động.

- Sau hơn 10 năm hoạt động, hệ thống NHCSXH đã trưởng thành cơ bản về cơ sở vật chất, mạng lưới, năng lực điều hành và đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống.

b) Khó khăn

- Việc thực hiện tiêu chí mới về phân loại hộ nghèo, dôi dư lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn và chủ trương triển khai kênh tín dụng ưu đãi tại các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn là cơ hội cho NHCSXH mở rộng khối tín dụng nhưng lại nảy sinh thách thức lớn về tập trung và huy động nguồn vốn đáp ứng yêu cầu của các đối tượng thụ hưởng, cung và cầu về vốn luôn mất cân đối.

- Những tồn tại yếu kém về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ và những việc chưa triển khai được theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối

tượng chính sách khác trong hơn 10 năm qua cũng là những thách thức to lớn trên bước đường đi tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 88 - 89)