Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 79 - 80)

8. Kết cấu luận văn

2.3.2.Những hạn chế

Trong quá trình hoạt động của mình, bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH chưa phát triển so với tiềm năng hoạt động của Ngân hàng và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:

đối tượng vay vốn. Theo kết quả hoạt động cho thấy, số HSSV được vay vốn tăng lên khá nhanh, tuy nhiên nếu so sánh con số này với số HSSV thuộc đối tượng vay vốn của tất cả các trường trong cả nước thì con số này còn chiếm tỷ lệ thấp, theo ý kiến của các trường thường xuyên liên hệ với NHCSXH thì còn khoảng 30% - 40% số HSSV thuộc đối tượng đủ điều kiện vay nhưng chưa được vay, đây là một trong những hạn chế đòi hỏi phải được xem xét.

Thứ hai, số lượng khách hàng chưa nhiều, chưa đồng đều giữa các vùng miền. Mặc dù chương trình tín dụng được triển khai từ năm 1998 đến nay và Chính phủ đã có những Quyết định bổ sung, thay đổi chính sách đầu tư nhưng khối lượng tín dụng và số lượng HSSV vay vốn chưa nhiều và chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố ở khu vực Bắc Trung Bộ như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…. Số lượng HSSV vay vốn tại một số tỉnh ở vùng sâu,

vùng xa, vùng núi cao như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên còn thấp.

Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn còn chưa được phản ánh đúng các khoản nợ quá hạn, một số HSSV sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích.

Hoạt động CSTD luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhưng đến nay, cơ chế xử lý khoanh nợ và xử lý rủi ro đối với chương trình cho vay HSSV chưa được cụ thể. Việc chỉ huy động được những nguồn vốn trong ngắn hạn nhưng ngân hàng lại phải cho vay không có tài sản thế chấp cũng như không có sự tham gia của vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất của những hộ vay vốn, nên khi xảy ra rủi ro đối với các hộ vay thì khả năng mất vốn của ngân hàng là rất lớn. Vì vậy việc thu hồi vốn để tiếp tục cho vay rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán của ngân hàng.

Thứ tư, Chất lượng tín dụng có nơi, có lúc chưa tốt. Nhiều nơi còn xảy ra việc tham ô, tham nhũng, phân phối vốn theo phương thức chia đều xẻ mỏng … Công tác thu hồi nợ quá hạn nhất là các khoản nợ chây ỳ phát sinh từ trước khi nhận bàn giao còn nhiều lúng túng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam (Trang 79 - 80)