Việc bảo đảm thực hiện pháp luật về chứng thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau, bao gồm cả những điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan đến quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh và môi trường tác động của nó. Để pháp luật về chứng thực trở thành công cụ điều chỉnh có hiệu quả, thì những yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và yếu tố pháp luật phải bảo đảm tính chất đồng bộ và minh bạch.
1.3.1. Yếu tố về pháp luật
Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất tác động đến thực hiện pháp luật về chứng thực. Pháp luật cụ thể, chi tiết là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ chứng thực thực hiện và là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật chứng thực khi cần thiết. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng thực hoàn thiện thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật trong chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự có hiệu quả, chính xác hơn. Với các quy định đầy đủ cụ thể trong các quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi hành là những yếu tố bảo đảm rất quan trọng để các
chủ thể biết và thực hiện, đồng thời tránh được sự tùy tiện trong quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực.
Hiện nay, các quy định của pháp luật về chứng thực không chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật như Nghị định 23/2015/NĐ-CP mà còn được quy định trong rất nhiều các văn bản luật khác: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Công chứng... Một số văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục còn chưa đồng bộ, gây chồng chéo, gây khó khăn cho người có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực. Dẫn đến tác động không nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chứng thực có những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ, nên việc thực hiện pháp luật về chứng thực không ổn định, các quy trình, thủ tục, hồ sơ thay đổi, gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Ngoài ra, sự phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan có liên quan không thống nhất làm ảnh hưởng đến việc chứng thực của người dân.
1.3.2. Yếu tố về chính trị
Chính trị là toàn bộ yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống chuẩn mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức thực hiện chúng.
Môi trường chính trị của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực nói riêng. Đã củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị, tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật; nâng cao nhận thức, ý thức pháp
luật của người dân trong quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực thực sự đạt chất lượng, hiệu quả cao, khơi dậy ý thức, trách nhiệm chính trị của các chủ thể khác trong thực hiện pháp luật về chứng thực. Môi trường chính trị thuận lợi, cũng là yếu tố tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Khi kinh tế phát triển, sự gia tăng về nhu cầu chứng thực rất lớn, đặc biệt, trong tình hình hiện nay các mối quan hệ ủy quyền, chứng thực chữ ký tham gia các giao dịch dân sự rất nhiều. Vì vậy, yếu tố chính trị là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực nói riêng.
1.3.3. Yếu tố về kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về chứng thực.
Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì người dân sẽ tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của nhà nước. Khi đó niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành; đồng thời, khi kinh tế phát triển, các điều kiện phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến với người dân, có như vậy hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực nói riêng của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các chủ thể cũng trở nên tự giác và chủ động hơn. Ngoài ra, kinh tế phát triển, nhu cầu thực hiện các hợp đồng, giao dịch cần có giấy tờ chứng thực ngày càng tăng. Yêu cầu, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền chứng thực phải nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để xử
lý nhanh, chính xác, chất lượng các yêu cầu chứng thực của người dân; đồng thời, nâng cao tính cảnh giác trước những cám dỗ của những hành vi trái pháp luật chứng thực.
1.3.4. Yếu tố về văn hóa, truyền thống
Văn hóa là sản phẩm tinh hoa của con người, là yếu tố quyết định các xử sự của con người và gắn bó với con người. Văn hóa được hiểu là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân của một nước, một dân tộc. Yếu tố văn hóa thường chi phối và ảnh hưởng đến pháp luật, có tác động đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về chứng thực nói riêng, trong đó nhiều quy phạm pháp luật được xác lập dựa trên cơ sở nền tảng của văn hóa. Trong thực hiện pháp luật về chứng thực, yếu tố văn hóa, truyền thống tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện, đặc biệt là ở cấp xã. Đây là môi trường gần nhân dân nhất, nên các yếu tố văn hóa, truyền thống làng xã, vẫn mang thói quen phong tục tập quán theo kiểu thân quen, lệ làng, với suy nghĩ chỉ mang bản phô tô ra Ủy ban nhân dân mà không mang theo bản chính cũng có thể chứng thực được. Đối với cán bộ, công chức nhiều địa phương còn mang tính chất tàn dư của nền hành chính nặng về cai trị nên còn có những biểu hiện hách dịch, quan liêu. Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về chứng thực nói riêng.
1.3.5. Một số yếu tố khác
Một số yếu tố khác hiện nay cũng tác động không nhỏ đến quá trình thực hiện pháp luật về chứng thực, có thể là thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; đó cũng có thể là khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý. Hiện nay, mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính hướng đến sự hài lòng của người dân là một trong những nội dung được Chính phủ xác định trong Chương trình tổng thể cải
cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Hoạt động chứng thực tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực là một hoạt động mang tính chất như là cung ứng dịch vụ hành chính công, đây là yếu tố liên quan mật thiết đến công tác quản lý nhà nước, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, yếu tố thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý; ứng dụng khoa học và công nghệ là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực.
Tóm tắt chương 1
Thực hiện pháp luật chứng thực là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật về chứng thực trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Thực hiện pháp luật về chứng thực là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật chứng thực đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm hạn chế, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về chứng thực.
Thực hiện pháp luật về chứng thực có khái niệm, các đặc điểm và nội dung thực hiện riêng, để pháp luật chứng thực đảm bảo thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội và phát huy tác dụng, đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của nó, từ đó có những biện pháp thích hợp để tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật chứng thực. Đồng thời, nắm được vai trò đặc trưng cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực là cơ sở lý luận để nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, từ đó nêu giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC TRÊN