Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về CHỨNG THỰC từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 60)

2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Ba Đồn là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình được thành lập theo nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2013 tách ra từ huyện Quảng Trạch. Đây được coi là đô thị cửa ngõ phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn với nhiều hoạt động giao lưu, buôn bán, kinh doanh cả khu vực phía Bắc tỉnh nên nhu cầu sử dụng các giấy tờ đã qua chứng thực của cá nhân, tổ chức để thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự hoặc các mục đích khác cao. Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đã làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực cụ thể là:

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên:

Thị xã Ba Đồn nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và giáp Biển Đông. Thị xã Ba Đồn cách Đèo Ngang 29 km về phía nam, cách thành phố Đồng Hới, Quảng Bình 40 km về phía bắc. Phía Đông giáp với biển đông, phía tây giáp với huyện Tuyên Hoá và huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp với huyện Bố Trạch, Quảng Bình, phía bắc giáp với huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

Thị xã Ba Đồn gồm 6 phường gồm: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và 10 xã: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn. Thị xã Ba Đồn có diện tích 163,1828 km2, dân số năm 2013 là 115.196 người. Năm 2012, thị trấn Ba Đồn mở rộng đã

được công nhận là đô thị loại IV. Địa danh Ba Đồn có từ xa xưa. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, quân Trịnh có đóng 3 đồn ở phía bắc Sông Gianh nên dân gian gọi nôm na là Ba Đồn cho dễ nhớ. Thị xã Ba Đồn còn có chợ phiên nổi tiếng khắp vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Người các nơi đến họp rất đông vào các ngày phiên vào các ngày mồng một và mồng sáu, các ngày hàng tháng (Âm lịch). Chợ Ba Đồn hàng hóa phong phú và đa dạng, có đủ các thứ của vùng xuôi, vùng ngược. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Hà Tĩnh - Quảng Bình đi qua đang được xây dựng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trên địa bàn thị xã Ba Đồn có các cơ quan hành chính của thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch và các công ty, doanh nghiệp của Bắc tỉnh Quảng Bình làm việc. Nổi bật như tổng công ty xây dựng miền trung Cosevco I, Ngân hàng đầu tư, phát triển Bắc Quảng Bình; bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, hệ thống các siêu thị, dịch vụ thương mại phục vụ các huyện lân cận của thị xã.

Sau khi thành lập thị xã đến nay, nền kinh tế của thị xã đã phát triển ổn định và tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thị xã đã có sự chuyển biến căn bản về chất và bước đầu khẳng định được vai trò của một đô thị mới phía bắc của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2016 đạt 29,1 triệu đồng/người, tăng 1,97 lần so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế của thị xã được chuyển dịch đúng hướng, đến nay giá trị dịch vụ chiếm 40,6%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm 34,5% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 24,9%. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2011- 2015) về giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là 8%. Thị xã đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về khuyến công.

Thị xã Ba Đồn là một đô thị trẻ, năng động, đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẳn có tạo sự bứt phá trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Thị xã Ba Đồn xác định mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội của thị xã là phát triển du lịch. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2015-2020) nhấn mạnh “Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế nhanh, bền vững ... Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa công nghiệp trở thành nghành kinh tế trọng điểm

và du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn” [41, tr.67].

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thị xã Ba Đồn đang ban hành các kế hoạch, chương trình hành động và thực hiện các mục tiêu để thực hiện thắng lợi Nghị quyết.

Là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Bình, Thị xã Ba Đồn có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch: Hệ thống giao thông thuận lợi với các tuyến Quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, tuyến đường sắt Bắc – Nam… Là một đô thị trẻ đã và đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị xanh-sạch-đẹp; Nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong đó có 14 di tích được xếp hạng: 8 di tích cấp quốc gia, 6 di tích cấp tỉnh cùng với nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức thường xuyên (Hội vật của Thị xã, Lễ hội Cướp Cù - Phường Quảng Long, Lễ Hội Đua thuyền - Quảng Tân, Quảng Sơn…). Ngoài ra Thị xã còn có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan (Quảng Văn, Quảng Thọ); làm nón lá (Quảng Tân, Quảng Thuận)… cùng với các sản phẩm văn hoá ẩm thực đa dạng: Bánh xèo, cháo bánh canh Ba Đồn, đặc sản chắt chắt – Sông Gianh… mang đậm đà dấu ấn quê hương và đã đi vào trong tiềm thức của rất nhiều du khách. Hiện nay, Ba Đồn đang bảo tồn, giữ gìn và phát huy Nghệ thuật Ca Trù môn nghệ thuật đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Thị xã Ba Đồn có 3 danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Bình gia đoạn 2015-2020 bao gồm: Khu du lịch sinh thái Cồn Két tại Phường Quảng Thuận; Khu du lịch cộng đồng - du lịch làng nghề tại các xã, phường; Tour du lịch trên sông đi Phong Nha- Kẻ Bàng. Ngoài ra Thị xã cũng đang lên kế hoạch xây dựng một số Tour, tuyến du lịch như: Tour du lịch hang động bằng đường thuỷ xuất phát từ Ba Đồn; Tour du lịch biển - đi Khu kinh tế Hòn La - Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh (Huyện Quảng Trạch); Tour du lịch Ba Đồn - Thôn Chay, Quảng Sơn; Tour du lịch thăm quan trải nghiệm các làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hoá.

Thị xã Ba Đồn có 14/16 xã phường có đồng bào theo đạo Thiện chúa giáo với khoảng 37.000 nhân khẩu theo đạo thiên chúa, được phân thành 12 xứ và 34 họ giáo chiếm 1/3 dân số toàn thị xã. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo có chuyển biến nhất định; các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện cho bà con giáo dân tích cực tham gia các phong trào yêu nước “sống tốt đời đẹp đạo” góp phần xây dựng quê hương đất nước. Phần lớn các chức sắc, chức việc, giáo dân tuân thủ quy định của pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Việc giải quyết các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và đồng bào theo đạo.

Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, cùng với đó là nhu cầu giao dịch của nhân dân ngày càng tăng lên. Sự phát triển mạnh của các cơ sở sản xuất kinh doanh và các cơ sở hành chính, sự nghiệp, các tổ chức hội nên nhu cầu giải quyết các giấy tờ hành chính là rất lớn, trong đó nhu cầu về chứng thực chiếm vị trí không nhỏ. Đây là một vấn đề mà các cấp chính quyền nói chung và ngành Tư pháp nói riêng phải quan tâm. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh

tế xã hội mạnh mẽ trong những năm tới, việc thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là việc xã hội hóa hoạt động công chứng sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.

Bên cạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, thị xã Ba Đồn là một địa bàn diễn ra các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng, sôi động nên những tranh chấp phát sinh từ những giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại xuất hiện ngày một nhiều. Đặc biệt khi được công nhận đô thị loại IV vào năm 2012, và là một đô thị trẻ đang phát triển nên các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển ngày một mạnh mẽ. Thực tiễn đã chứng minh trong nền kinh tế thị trường, cá nhân và các tổ chức đều rất cần các chứng cứ viết đảm bảo độ an toàn, tin cậy cho các quan hệ kinh tế, thương mại, dân sự theo đúng pháp luật, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Vì vậy, dự báo nhu cầu chứng thực của người dân thị xã Ba Đồn trong thời gian tới là rất lớn.

Trong những năm gần đây cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng luôn được đẩy mạnh, xác định rõ công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và là một trong những khâu đột phá của thị xã; Gắn công tác cải cách hành chính với việc thực hiện các Chương trình công tác của Thị ủy Ba Đồn giai đoạn 2011-2015, 2016- 2020; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thị xã đã đề ra một số nhiệm vụ như: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và hiện đại hoá hành chính. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chứng thực trên địa bàn thị xã Ba Đồn góp phần tích cực vào công tác cải cách hành chính cũng như góp phần quan trọng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về CHỨNG THỰC từ THỰC TIỄN THỊ xã BA đồn, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)