Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 44)

1.8.1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật này.

1.8.2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này.

1.8.3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Tiểu kết Chương 1

Quản lý xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực pháp luật không chỉ pháp luật về xây dựng mà còn có Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai... Vì vậy, vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đã phong phú, đa dạng và phức tạp, mà công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề nẩy sinh tính phức tạp. Do đó, phạm vi nghiên cứu tại luận văn tập trung chủ yếu vào các qui định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định 180/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây; Nghị định sổ 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công

trình hạ tầng kỳ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Mặt khác, pháp luật về xử phạt hành chính gồm rất nhiều qui định: về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt, thời hiệu xử phạt, trong phạm vi khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật xử lý vi phạm hành chính dưới góc độ nội dung chứ không đi

sâu nghiên cứu pháp luật dưới góc độ trình tự, thủ tục. Cụ thể đó là những qui định về: hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và thẩm quyền xử phạt.

Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Trong Chương 1, đã chỉ rõ những khái niệm, định nghĩa cơ bản về Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng và đưa ra khái niệm Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đồng thời phân tích một cách khái quát quá trình phát triển của pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, đây chính là nền tảng cơ bản để luận văn phân tích rõ hơn về thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Bất cứ một hoạt động xử lý nào cũng được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Khi nghiên cứu về hoạt động xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng cần phải xác định rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động này. Đây chính là lý do mà một phần trong nội dung Chương 1 đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động xử lý vi phạm hành chính này.

Hoạt động xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng được thể hiện trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cùng với quá trình hoàn thiện các quy định về quản lý trật tự xây dựng cho thấy xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng có vai trò to lớn đối với Nhà nước và của toàn xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN, TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)