Nhận xét chung về tình hình xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 64)

Trên cơ sở những qui định pháp luật của về quản lý xây dựng nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, đã góp phần tích cực trong công tác quản lý và xử lý các vi phạm hành chính trong xây dựng.

Tổ chức thanh tra huyện, xã được kiện toàn về tạo điều kiện cho các kết quả quản lý xây dựng trền từng địa bàn năm sau tốt hơn năm trước. Phòng Kinh tế và Hạ tầng cùng phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các xã rà soát qui hoạch các dự án trên địa bàn toàn huyện, tổng hợp, phân loại các dự án, đồ án qui hoạch và xây dựng bản đồ ghép các dự án, qui hoạch trên địa bàn huyện.

Trong quá trình hình thành bộ máy quản lý xây dựng từ huyện xuống đến xã công tác quản lý trật tự xây dựng từng bước vào nề nếp. Do trách nhiệm được qui định rõ ràng hơn, chế tài xử lý cụ thể hơn, có sự giám sát của cộng đồng nên vai trò của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý trật tự xây dựng đã được nâng nên thông qua việc xử lý quyết liệt hơn, giảm được sự đùn đẩy, né tránh... Tất cả những hoạt động đó có tác dụng tích cực trong việc vận động, thuyết phục nhân dân xâv dụng đúng phép. Nhiều xã có số công trình xây dựng có phép năm sau cao hơn năm trước.

2.4.2. Những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước thì việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đê hướng dẫn thực hiện các chính sách của nhà nước pháp quyền là việc đương nhiên; đặc biệt là trong những lĩnh vực nhạy cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể trong xã hội.

Bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thường xuyên

thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... Khiến việc thẩm định hồ sơ và tính toán chi phí xây dựng cho từng công trình và hạng mục công trình của các chủ đầu tư phải tính lại nhiều lần, gây mất thời gian và tăng chi phí.

Quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc hiểu sai và vận dụng ở các đơn vị là khác nhau. Tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn ra.

Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực sự vào cuộc trong công tác quản lý trật tự xây dựng, sự chỉ đạo điều hành còn thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát, kiểm soát cấp dưới dẫn đến nhiều công trình xây dựng vi phạm. Việc phát hiện chưa kịp thời, xử lý vi phạm chưa triệt để, kiên quyết có sự nể nang ngại va chạm để công trình xây dựng cao, hoàn thiện dẫn đến việc xử lý phức tạp, khó khăn.

Theo quy đinh của pháp luật hiện nay, một hành vi vi phạm có nhiều luật điều chỉnh nên khi xử lý còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và chưa có quy định cụ thể việc xử lý vi phạm đối với các trường hợp giao nhận khoán đất của các doanh nghiệp quản lý, sử dụng và lúng túng trong việc xác định hành vi vi phạm để xử lý vi phạm.

Ví dụ: Các hộ xây dựng công trình, nhà ở trên đất của các Doanh nghiệp quản lý sử dụng; xây dựng trên đất nông nghiệp.

- Về công tác quản lý.

Số cán bộ quản lý trật tự xây dựng của các xã đa số là cán bộ địa chính – môi trường chưa được đào tạo về kiến thức chuyên môn và kiến phức pháp luật, bởi thế trình độ, năng lực của một bộ phận lớn cán bộ quản lý xây dựng còn hạn chế.

Trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp, chính quyền cơ sở không xử lý hoặc xử lý chưa triệt để các vụ việc vi phạm trật tự xây dựng mặc dù nhân dân

và cơ quan báo chí đã phán ánh rất nhiều, nhiều trường hợp lập biên bản vi phạm nhiều lần mà không xử lý, hoặc xử lý vi phạm hành chính xong cho tồn tại nhiều công trình xây dụng trái phép trên đất nông nghiệp ví dụ như tại xã Ea Tiêu mà không xử lý, tình trạng xây nhà lấn chiếm hành lang an toàn giao thông dọc Quốc lộ 27, vi phạm qui hoạch, kiến trúc qui hoạch nhiều năm nay mà không bị xử lý, ... gây bất bình trong dư luận và gây phản cảm trong xã hội về mỹ quan đô thị.

Một số xã chưa thực hiện nghiêm việc phối hợp trong quá trình xử lý vi phạm như ngăn chặn thợ xây dựng xây cất trái phép, chưa thực hiện đúng chể độ báo cáo theo chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện và Sở Xây dựng.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, một số giấy tờ đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ những năm 1991 của huyện Krông Ana thiếu kích thước cụ thể, vị trí đất thổ cư không rõ ràng cũng gây khó khăn rất lớn tới việc cấp phép và đầu tư xây dựng của nhân dân.

Sau khi thành lập huyện, vẫn còn tồn tại nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp do UBND các xã và các Doanh nghiệp nông nghiệp đang quản lý.

Việc quản lý trật tự xây dựng trên tuyến đường Quốc lộ 27 và Tỉnh lộ 10 cũng gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân do nhu cầu về kinh doanh buôn bán của các hộ dân sinh sống dọc các tuyến đường trên là rất lớn.

Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của UBND các xã chưa tốt, chưa được thường xuyên.

Quỹ đất mà UBND tỉnh bàn giao lại cho UBND huyện vẫn chưa thực hiện xong.

Công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng giữa các Doanh nghiệp nông nghiệp và UBND các xã chưa nhịp nhàng, chưa chặt chẽ; Chưa quan tâm xử lý dứt điểm các công trình sai phạm; Chưa thực hiện đầy đủ chức năng

nhiệm vụ của mình trong việc kiểm tra, xử lý các công trình xây dựng sai phạm.

Trên địa bàn huyện gồm nhiều dân tộc, dân số đông, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, nên công trình xây dựng vi phạm còn diễn ra nhiều.

Các chủ đầu tư dường như vẫn chưa mặn mà với việc xin cấp GPXD mặc dù thủ tục hành chính đã cải cách rất nhiều. Đây có lẽ là nguyên do dẫn đến hành vi vi phạm trật tự xây dựng công trình không phép.

Hồ sơ xin cấp GPXD phải bao gồm cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn khi tiến hành xin phép xây dựng. Bởi nguồn gốc đất sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện là cực kỳ phức tạp. Nhiều hộ gia đình đã thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn làm ăn, đến khi có điều kiện xây dựng nhà ở thì không rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra để công chứng (chứng thực) theo quy định. Theo quy định thì hồ sơ xin cấp GPXD phải có bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các chủ đầu tư có nhu cầu xây dựng nhưng vướng một điều là chưa hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy tờ thiếu, mà để hoàn thành đầy đủ lại phải mất rất nhiều thời gian. Trong khi với người Việt Nam, có một truyền thống là xây nhà phải hợp tuổi hợp ngày. Nếu cứ đợi cho khi nào hoàn thành các thủ tục xây dựng thì lại không được tuổi, không được ngày. Do đó mà các chủ đầu tư bất chấp GPXD mà cứ xây cho phù hợp với tín ngưỡng của họ. Đây cũng là nguyên do dẫn đến các công trình xây dựng không phép.

Với tâm lý của chủ đầu tư xây dựng các công trình nhà ở thì người xây dựng sau lại muốn cốt nền cao hơn nhà xây trước, ô văng, mái đua đua ra nhiều hơn nhà trước để thế hiện sự nổi trội hơn so với xung quanh vì lẽ đó mà

mặc dù đã có phép xây dựng nhưng các chủ đầu tư này vẫn cố tình xây dựng sai phép để đạt được mục đích riêng của mình. Dẫn đến tình trạng kiến trúc không gian đô thị lộn xộn thiếu mỹ quan và không đồng bộ.

Do nắm bắt công tác QH đô thị và thực hiện việc sắp xếp, sát nhập theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty Nông lâm nghiệp nên tình hình nhiều hộ giao nhận khoán đất của các doanh nghiệp rồi xây dựng công trình trái phép trên đất lấn chiếm của doanh nghiệp, hay mua bán, sang nhượng trái phép cho các hộ khác xây dựng trái phép trên đất của các doanh nghiệp diễn ra tiếp tục có chiều hướng giá tăng và diễn biến phức tạp.

Hiện nay, phòng Kinh tế và Hạ tầng chỉ có 07 cán bộ chuyên môn trong đó cả trưởng phòng. Với lượng công việc tương đối nhiều của một huyện mới. công việc dường như quá tải. Cán bộ thụ lý hồ sơ không kịp làm xuể với số hồ sơ mỗi ngày càng nhiều và kiêm nhiều công việc khác nhau. Việc thiếu nhân sự là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác xử lý vi phạm hành chính không có hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.

Một số cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực sự vào cuộc trong công tác quản lý trật tự xây dựng, sự chỉ đạo điều hành còn thiếu quyết liệt, thiếu sự giám sát, kiểm soát cấp dưới dẫn đến nhiều công trình xây dựng vi phạm. Việc phát hiện chưa kịp thời, xử lý vi phạm chưa triệt để, kiên quyết có sự nể nang ngại va chạm để công trình xây dựng cao, hoàn thiện dẫn đến việc xử lý phức tạp, khó khăn.

- Công tác tuyên truyền vận động

Huyện mới thành lập với đặc thù có 8 xã, theo quy định khi xây dựng nhà ở phải xin cấp giấy phép xây dựng nhưng do trước đây thuộc huyện Krông Ana, các xã này cách xa trung tâm huyện và sự quản lý thiếu chặt chẽ nên là nhân dân xây dựng nhà ở không phải xin giấy phép xây dựng. Nay, sau

khi thành lập huyện mới, việc xin phép xây dựng là bắt buộc, người dân còn nhiều bở ngỡ. Vì vậy việc tuyên truyền vận động nhân là rất quan trọng. Trên thực tế thì công tác này ở các phường còn chưa sâu rộng đến các tổ chức và cá nhân có công trình xây dựng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tư không nắm bắt được mà làm sai và trái những quy định khi xây dựng.

Tiểu kết Chương 2

Huyện Cư Kuin là một huyện mới vì vậy quá trình đô thị hoá phải chịu nhiều áp lực trong khi cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, diện tích đất có hạn nhu cầu xây dựng các công trình ngày càng lớn. Để quản lý xây dựng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải làm việc hết mình đảm bảo các công trình xây dựng an toàn đảm bảo mỹ quan đô thị mặt khác cũng phải đúng với quy hoạch. Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng đó là quy trình cấp phép và quy trình kiểm tra hậu cấp phép.

Từ hiện trạng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và những kết quả đạt được trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin trong chương 2 đã phân tích một số ví dụ cụ thể về một số trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin đối với các công trình xây dựng không phép, sai phép và tổ chức vi phạm có hệ thống và thủ đoạn tinh vi từ đó chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý trật tự xây dựng làm cơ sở để hoàn thiện, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trong Chương 3.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ KUIN

3.1. Quan điểm xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng.

Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân trong những năm tiếp theo nhằm cải thiện bộ mặt đô thị của huyện nhằm từng bước được thay đổi theo hướng văn minh và hiện đại, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, quản lý đô thị nói chung, nhất là quản lý trật tự xây dựng đô thị trong khu vực xây dựng nhà ở do dân tự làm còn nhiều khó khăn và tồn tại.

Chính quyền địa phương cương quyết xử lý dứt điểm các công trình vi phạm tồn tại từ trước khi thành lập huyện cho đến nay đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là ở những cấp xã do những hệ quả để lại của thời kỳ buông lỏng quản lý trước đây. Nhưng với sự tích cực, cố gắng học hỏi các kiến thức pháp luật chuyên sâu, thái độ làm việc công tâm đã góp một phần công sức việc xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện dần đi vào nề nếp.

Công tác quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong những năm gần đây nhằm cải thiện bộ mặt của huyện ngày càng văn minh, hiện đại góp phần đẩy mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đưa xây dựng đô thị vào nề nếp, đảm bảo công bằng trong xã hội, thiết lập trật tự xây dựng có kỷ cương là việc rất khó khăn phức tạp mà chính quyền các cấp các ngành phải chung tay góp sức thường xuyên và liên tục.

3.2. Giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk dựng trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng

- Đối với Trung ương: Quản lý xây dựng phải bằng một hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Qua tìm hiểu chúng ta thấy ràng, chưa một thành phố nào trên thế giới được coi là mẫu mực về kiến trúc, mỹ quan đô thị lại không coi trọng luật pháp, 3000 năm trước thành phố Athens của Hy lạp được coi là thành phố kỷ cương nhất trong lịch sử vì họ có luật quản lý đô thị chặt chẽ, Singapore ngăn nắp hôm nay đều là thành quả của việc điều khiển thành phố trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Tất cả các quốc gia Châu Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêxia đều rút ra những bài học đắt giá về việc để cho tư nhân thao túng thị trường nhà đất làm phá vỡ qui hoạch tổng thể.

Đối với hệ thống các văn bản quy pháp luật (đặc biệt là các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng) cần thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, hay được điều chỉnh nằm rải rác ở quá nhiều các văn bản khác nhau, dẫn đến quá trình triển khai, thực hiện và áp dụng trên thực tế để xử lý gặp nhiều khó khăn, như khi áp dụng việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng hiện nay phải nghiên cứu, áp dụng và thực hiện một loại các văn bản không chỉ có Luật Xử lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỳ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, mà còn phải thực áp dụng một số các văn bản khác như: Nghị định 180/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết về hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)