Tổng quan về huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 44 - 52)

2.1.1. Tổng quan về đặc điểm huyện Cư Kuin

Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27/8/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Ana để thành lập huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Diện tích tự nhiên của huyện là 28.830 ha, với 08 đơn vị hành chính cấp xã, 113 thôn, buôn trong đó 27 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ. Toàn huyện có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm: 21.073 hộ, với 106.277 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 5.725 hộ với 30.817 khẩu, chiếm tỷ lệ 28,99% dân số; đồng bào có đạo là 44.229 người chiếm tỷ lệ 41,61% dân số

(toàn huyện có 03 tôn giáo chính là Công giáo, Tin lành và Phật giáo)[29].

2.1.2. Vị trí địa lý

Huyện Cư Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 25km theo Quốc lộ 27; có tổng diện tích tự nhiên 28.830 ha, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện được quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng.

Ranh giới: Huyện Cư Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, có ranh giới như sau:

- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. - Phía Tây giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. - Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk.

- Phía Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk. Với vị trí gần thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên cữa ngõ phía Nam của thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 10 km. Huyện Cư Kuin có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đồng thời cung ứng nguồn lao động dồi dào và hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao cho thị trường. Ngoài ra huyện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các huyện phía Nam của tỉnh và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và đường hàng không với các tỉnh bên ngoài.

2.1.3. Địa hình và đất đai

Huyện nằm trong địa hình chuyển tiếp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng trũng Lắk, nên có địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam; bị chi phối bởi hệ thống sông Krông Ana ở phía Nam; địa hình lượn sóng chia cắt nhẹ; độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ưu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao.

2.1.4. Về sử dụng đất

Theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai ngày 01/01/2008, huyện Cư Kuin có diện tích tự nhiên 28.830 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 22.633,4 ha, đất phi nông nghiệp 3.996,59 ha và đất chưa sử dụng 2.200,01 ha.

- Diện tích trồng cây lâu năm 15.477,8 ha, chiếm 71,64% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm: 6.127,69 ha; trong đó lúa 2.965,05 ha, cây hàng năm khác 3.160,75 ha.

Diện tích đất chưa sử dụng còn 2.200,01 ha, chiếm 7,63% DTTN, trong đó đất bằng chưa sử dụng 266,08 ha và đất đồi núi chưa sử dụng 1933,93 ha.

Diện tích đất lâm nghiệp còn rất thấp, chỉ còn 3,4% DTTN (982,56 ha/năm 2007), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao (3.996,59 ha = 13,86% DTTN)…

Bản đồ sử dụng đất huyện Cư Kuin

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cư Kuin năm 2016

Biểu 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016

Stt Chỉ tiêu Diện tích Tỉ lệ

(Ha) (%)

Tổng diện tích tự nhiên 28.830,00 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 22.633,40 78,51

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 21.605,49 95,46 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.127,69 28,36 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2.965,05 48,39 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 1,89 0,03 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 3.160,75 51,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 15.477,80 71,64 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 982,56 4,34 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 982,56 4,55

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH -

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD -

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 45,35 0,20

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.996,59 13,86

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 864,51 100,00

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT -

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.012,39 50,35 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 9,11 0,45 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 10,30 0,51

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,64 0,03

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 63,02 3,13 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.929,32 95,87 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,59 0,26 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 138,58 3,47 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 970,52 24,28 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK -

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.200,01 7,63

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 266,08 12,09 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1.933,93 87,91

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cư Kuin 2016

Trên địa bàn huyện có 8 doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh cho thuê đất sản xuất kinh doanh cà phê, cao su với diện tích đất (6.279,9 ha).

Biểu 2.2. Diện tích sử dụng đất của các DN trên địa bàn huyện

Stt Tên đơn vị Diện tích (ha)

1 Công ty TNHH MTV cà phê Ea Sim 917,3427 2 Công ty TNHH MTV cà phê Ea Hnin 827,52 3 Công ty TNHH MTV cà phê Ea Ktur 993,94 4 Công ty TNHH MTV cà phê Việt Đức 826,55 5 Công ty TNHH MTV cà phê Chư Quynh 780,90 6 Công ty TNHH MTV cà phê Việt Thắng 489,09 7 Công ty TNHH MTV cà phê Ea Tiêu 769,15 8 Chi nhánh Nông trường cao su 19/8 675,41

Tổng 6279,9014

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cư Kuin năm 2016

2.1.5. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2016

2.1.5.1. Điều kiện kinh tế

Tổng giá trị sản xuất trong giai đoạn (giá so sánh năm 1994) đạt 5.463,412 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 11,25%. Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 2.005,637 tỷ đồng, gấp 1,38 lần so với năm 2012, trong đó, nông - lâm tăng 2,32%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,33% (Nghị quyết tăng 21,45%); thương mại - dịch vụ tăng 17,24%.

Giai đoạn 2011 – 2016 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 2- 3%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 đạt 1.871 tỷ đồng (giá 2010), tăng 274 tỷ đồng so với năm 2011 và chiếm 53,38% trong tổng giá trị sản xuất của huyện, giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ giai đoạn 2011

- 2015 đạt 3.235,109 tỷ đồng (giá 2010), năm 2015 tăng 14,7% so với năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 (giá hiện hành) đạt 1.525,22 tỷ đồng, tăng gấp 1,69 lần so với năm 2011.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2012 tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 49,51% thì năm 2015 giảm xuống còn 38,52%; công nghiệp - xây dựng từ 19,58% tăng lên 25,37%; thương mại - dịch vụ từ 30,91% tăng lên 36,11%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 46,55 triệu đồng/người/năm.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Đường giao thông, hệ thống điện, công trình thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nâng cấp, xây dựng mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Một số công trình hạ tầng đô thị như đường trục chính, đường bao đô thị, hạ tầng khu dân cư đang được triển khai xây dựng... Đây là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

2.1.5.2. Điều kiện xã hội

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; các hoạt động văn hóa xã hội đã có bước phát triển gắn với các phong trào thi đua đem lại hiệu quả thiết thực. Đời sống vật chất, tinh thần 5 năm qua của đại bộ phận nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang được quan tâm khôi phục như lễ hội cúng bến nước, lễ hội cầu mưa, lễ hội dân gian Việt Bắc… Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai đồng bộ. Tỷ lệ thôn, buôn văn hóa từ 50% năm 2012 lên đạt 56% năm 2014; gia đình văn hóa từ 70% lên 74%; cơ quan, đơn vị văn hóa từ 87% lên 88%. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt 100% (Nghị quyết

năm 2015 đạt 99,5%). Phong trào rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Đi đôi với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội có chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là một điểm nhấn tiêu biểu, làm sáng thêm truyền thống hiếu học của con, em các dân tộc sinh sống trên địa bàn, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, bền vững của huyện trên con đường Công Nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Các thiết chế văn hóa, thể thao được tăng cường, quan tâm. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân có nhiều tiến bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Công tác quốc phòng được triển khai tích cực, tạo sự chuyển biến về nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, xây dựng tiềm lực trong khu vực phòng thủ, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân. Thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm có hiệu quả, phối hợp tốt các lực lượng triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đã tổ chức nhiều lớp giáo dục, cảm hóa đối tượng; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm.

2.1.6. Thuận lợi

Số đơn vị hành chính của huyện tương đối ít (08 xã), địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, cơ sở hạ tầng cơ bản đã được đầu tư đến từng thôn buôn, điều kiện kinh tế của người dân tương đối ổn định. Tiềm lực về tài nguyên, khoáng sản dồi dào, người dân có truyền thống hiếu học; An ninh quốc phòng được đảm bảo...

Dân số tương đối đông (106.277 người), điều kiện kinh tế của người dân không đồng đều, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số tương đối cao (28,99%), tỷ lệ đồng bào có đạo chiếm tương đối lớn (41,46%). Diện tích đất của các Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tương đối nhiều (21,78%)...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cư kuin, tỉnh đăk lăk (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)