Tiêu chí đánh giá động lực của người lao động trong tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 34 - 37)

Động lực giúp người lao động nắm bắt được công việc, hành động một cách sáng tạo tích cực, đem lại hiệu quả làm việc tốt, chất lượng và năng suất cao. Vì vậy, để đánh giá động lực làm việc của người lao động có thể xem xét các tiêu chí sau:

1.3.1. Tính chủ động, sáng tạo trong công việc

Là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị tinh thần, mới về chất nói cách khác thì sáng tạo là hoạt động của con người tạo ra những sản phẩm mà sản phẩm này phải đáp ứng được hai yêu cầu sau: Có tính mới (mới về chất), có giá trị so với sản phẩm củ (có lợi hơn, tiến bộ hơn)

Công việc của người lao động trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, người quản lý không đơn thuần yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ, chỉ biết tuân lệnh và thực thi theo mọi công việc được giao. Người

quản lý muốn tìm thấy ở những nhân viên của mình khả năng tư duy độc lập, với những sáng kiến và không thụ động trong công việc. Tính chủ động, sáng tạo và giúp người lao động nâng cao kết quả công việc, xây dựng kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, yêu thích công việc hơn từ đó giúp tăng thêm sự thõa mãn trong công việc.

Tính chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động biểu hiện bằng mức độ tham gia hoạt động chung, tính tự giác làm việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động giải quyết công việc, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, tính đổi mới trong phương pháp làm việc, thường xuyên đề xuất ý tưởng, số sáng kiến được công nhận, khen thưởng….Đánh giá tính chủ động sáng tạo trong công việc có thể do người lao động tự đánh giá, đồng nghiệp

đánh giá và từ người quản lý trực tiếp…

1.3.2. Năng suất chất lượng và hiệu quả trong công việc

Là chỉ tiêu phản ánh mức độ tích cực, hăng say, nhiệt tình trong thực hiện công việc của công chức, phản ánh mức độ tiêu hao sức lực (cả thể lực và trí lực) của viên chức để hoàn thành công việc được giao. Mức độ nỗ lực thực hiện công việc cao hay thấp còn thể hiện cường độ lao động của viên chức trong quá trình thực hiện công việc được giao.

Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lượng, chất lượng công việc, tinh thần, thái độ của người lao động. Sử dụng các chỉ tiêu định lượng như năng suất lao động, chỉ số hoàn thành mức, tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ, tỷ lệ công việc hoàn thành công việc đúng thời hạn

Mức độ hoàn thành công việc được giao là tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành và khối lượng công việc được giao trong khoảng thời

gian nhất định.

Mức độ hoàn thành Khối lượng công việc hoàn thành công việc được giao Khối lượng công việc được giao=

1.3.3. Lòng trung thành của nhân viên

Công tác tạo động lực được hoàn thiện giúp người lao động có tinh thần làm việc hăng say hơn, người lao động được hài lòngvề các chính sách đãi ngộ nhân viên của tổ chức, tạo sự thõa mãn cao trong công việc. Tổ chức thực hiện tốt công tác tạo động lực cho người lao động là nền tảng giúp người lao động tự nguyện gắn bó với tổ chức, tăng lòng trung thành của họ.

Mức độ yên tâm làm việc là chỉ tiêu phản ánh mức độ hài lòng, thỏa mãn của viên chức với vị trí công việc hiện tại. Nếu viên chức yên tâm làm việc họ sẽ nhiệt tình, hăng say, tận tụy với công việc sẽ giảm dần. Nếu tình trạng này kéo dài, người công chức sẽ có cảm giác bất an, chán nản và có thể sẽ bỏ việc. Khi đó động lực viên chức sẽ bị triệt tiêu.

1.3.4. Mức độ hài lòng của người lao động trong công việc

Mức độ hài lòng của người lao động là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của tổ chức. Một khi người lao động cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với tổ chức. Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều lý do cho một nhân viên có thể từ bỏ công việc của mình , chẳng hạn cảm thấy không hài lòng với lợi ích vật chất, không được tôn trọng, không chia sẽ được người giám sát, không có động lực, không có cơ hội phát triển, không có đào tạo, chính sách phù hợp rõ ràng, nghiêm ngặt, giám sát, có sự phối hợp từ các đồng nghiệp, bất công, môi trường làm việc xấu, không có dân chủ…Nếu nguồn nhân lực không được lên kế hoạch hiệu quả, các tổ chức sẽ phải đối mặt với rắc rối về vấn đề con người. Từ đó, tổ chức có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của người

lao động, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của người lao động với tổ chức. Qua đó, tổ chức sẽ chân được các nhân có năng lực, giúp đỡ tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)